Thứ Năm, 05/08/2021 19:10

Bài cập nhật 

Góc nhìn 06/08: Cân bằng tỷ trọng danh mục?

Theo MBS, trong quá trình hướng về đỉnh cũ, thị trường có thể gặp áp lực ở vùng 1,370 điểm, nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để cơ cấu danh mục.

Có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hoặc mua mới

CTCK Yuanta Vietnam: Đà tăng ở các chỉ số được mở rộng nhờ nhóm Ngân hàng, Vật liệu Xây dựng và Bất động sản giữ nhịp tăng. Chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 0.81% dừng tại 1,345.55 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 1.7% dừng tại 325.46 điểm; Chỉ số Upcom-Index cộng thêm 0.47%. Giá trị giao dịch khớp lệnh trên cả 3 sàn sụt giảm phiên thứ 2 liên tiếp đạt 21,665 tỷ đồng.

HPG (+2.7%), GVR (+4.2%), VHM (+1.1%), VCB (+0.9%) là những mã tác động tích cực vào đà tăng của chỉ số. Nhóm Ngân hàng ghi nhận sự đồng thuận tăng giá ở nhiều cổ phiếu trong nhóm như VPB, TPP, HDB, MBB, ACB tăng trên 1%. Đồng thời, nhóm Vật liệu Xây dựng ghi nhận phiên tăng mạnh trong 2 phiên gần đây gồm HPG, HSG, NKG. Đây cũng là nhóm ghi nhận KQKD ấn tượng trong quý 2 nhờ giá thép tăng cao.

Nhóm Mid-cap có mức tăng cũng khá ấn tượng nhờ 2 nhóm cổ phiếu Săm lốp (DRC, CSM) và Phân bón (BFC, DCM, DPM) .

Khối ngoại đánh dấu chuỗi mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp với hơn 1,133 tỷ đồng.  Lượng mua ròng tập trung tại VHM (505 tỷ), STB (195 tỷ), SSI (151 tỷ). Ở chiều ngược lại, VNM (83 tỷ), VRE (41 tỷ), FUESSVFL (28 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng.

Yuanta Vietnam cho rằng thị trường có thể sẽ còn xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên tới và chỉ số VN-Index có thể biến động quanh đường trung bình 50 ngày. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên thị trường vẫn có khả năng còn xuất các nhịp điều chỉnh trong phiên và giai đoạn tích lũy này có thể sẽ còn diễn ra trong 2-3 phiên giao dịch tới, các nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi ở các nhịp tăng mạnh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục tăng mạnh và tăng lên mức lạc quan cho thấy xu hướng TĂNG ngắn hạn củng cố bền vững hơn.

Yuanta Vietnam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu hoặc mua mới.

Thị trường có thể giằng co với biên độ trong khoảng 1,325-1,350 điểm

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Thị trường tăng điểm trong phiên thứ chín liên tiếp với thanh khoản có sự suy giảm. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10.81 điểm (+0.81%) lên 1,345.55 điểm; HNX-Index tăng 5.44 điểm (+1.7%) lên 325.46 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên hai sàn giảm nhẹ so với phiên 4/8 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 20 phiên với 724 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị khớp lệnh đạt 20,709 tỷ đồng. Độ rộng thị trường là tích cực với 457 mã tăng, 109 mã tham chiếu, 176 mã giảm.

Thị trường giảm điểm vào đầu phiên nhưng sau đó nhanh chóng hồi phục nhờ lực cầu gia tăng và mạnh dần lên sau đó giúp các chỉ số kết phiên ở gần mức cao nhất. Nhóm ngân hàng tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt thị trường tăng điểm với hàng loạt cổ phiếu tăng như ACB (+1.4%), CTG (+0.6%), MBB (+1%), EIB (+0.4%), VCB (+0.9%), VIB (+1.6%), VPB (+2.1%), LPB (+3.4%), HDB (+1.3%), TCB (+1%)… Tương tự, nhóm chứng khoán cũng hút tiền khá tốt trong bối cảnh thị trường hồi phục những ngày gần đây. Hàng loạt cổ phiếu như AGR (+1.4%), CTS (+0.7%), HCM (+1.4%), MBS (+1.6%), SHS (+0.7%), VND (+2.8%), FTS (+0.5%)… kết phiên trong sắc xanh. Nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng cũng giao dịch khởi sắc như nhóm thép (HPG (+2.7%), HSG (+2.9%), NKG (+4.4%), POM (+1.1%), TLH (+4.6%), TVN (+4.1%), VGS (+1.3%)…), nhóm xi măng (BTS (+10%), HOM (+2.4%), BCC (+7.3%), HT1 (+3.8%)…) đồng loạt tăng giá. Chung xu hướng, các cổ phiếu bất động sản, xây dựng, dầu khí cũng đa phần tăng trong phiên 5/8.

VN-Index (+0.81%) tăng điểm khá tốt trong phiên thứ 9 liên tiếp tuy nhiên lại với thanh khoản khớp lệnh suy giảm nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 20 phiên phần nào đó cho thấy sự thận trọng có dấu hiệu quay trở lại. Bênh cạnh đó, thanh khoản khớp lệnh trên VN30 (+0.97%) thậm chí còn suy giảm xuống dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy lực cầu mua lên tại nhóm trụ cột thị trường là không thực sự mạnh.  Và điều này cũng khá hợp lý nếu nhìn biểu đồ kỹ thuật khi mà VN-Index vẫn chưa thể vượt qua được target của sóng hồi phục nên xu hướng hiện tại vẫn chưa có gì thay đổi. Theo đó, trong phiên giao dịch cuối tuần 6/8, thị trường có thể sẽ rung lắc và giằng co với biên độ trong khoảng 1,325-1,350 điểm (fibonacci retracement 50%-61.8% sóng điều chỉnh a). Nhà đầu tư đã bắt đáy với tỷ trọng trung bình như khuyến nghị khi VN-Index về ngưỡng hỗ trợ 1,260 điểm nên tiếp tục theo dõi thị trường và có thể canh bán ra các cổ phiếu đã đạt kỳ vọng hoặc đà tăng bị suy yếu.

Có thể giải ngân thêm tại những nhịp điều chỉnh

CTCK Agribank (Agriseco): Phiên giao dịch ngày 5/8 VN-Index tiếp tục nối dài chuỗi hồi phục và đóng cửa tại mốc 1,345 điểm, tăng 10.81 điểm với sắc xanh áp đảo. Phiên 5/8 VN-Index cũng đã vượt lên trên đường MA50, giúp xu hướng trung hạn thị trường đảo chiều sang tăng điểm. Thị trường đang trên đường “lấy lại những gì đã mất” của tháng 7 với mục tiêu trước mắt là chinh phục mốc cản ngắn hạn 1,350 điểm các phiên tới. Ngành ngân hàng vẫn là động lực tăng điểm chính trong phiên với dòng tiền liên tiếp đổ vào trong phiên chiều. Khối ngoại đẩy mạnh quy mô mua ròng hơn 1,000 tỷ trong phiên, tập trung ở VHM, STB, SSI, MBB. Một điểm đáng lưu ý là áp lực xả đã xuất hiện ở một số cổ phiếu trụ cột như HPG, VIC và khả năng những cổ phiếu này sẽ giao dịch kém tích cực các phiên tới. Tựu chung lại, giai đoạn này Agriseco Research đánh giá thị trường vẫn đang trong trạng thái tích cực, xu thế tăng trung hạn được thiết lập và phù hợp để trading cổ phiếu. Khuyến nghị Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ danh mục, có thể giải ngân thêm tại những nhịp điều chỉnh những cổ phiếu ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc những cổ phiếu đang thu hút dòng tiền khối ngoại.

Xu hướng tăng điểm sẽ còn tiếp diễn

CTCK Ngân hàng DongA: Thị trường tiếp tục xu hướng tăng điểm khi các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn luân phiên tăng điểm hỗ trợ chỉ số. VN-Index vượt qua vùng kháng cự MA 50 ngày (1,340 điểm) kích hoạt tâm lý hưng phấn lan tỏa trên thị trường. Kỳ vọng về việc sớm kiểm soát dịch bệnh và những chính sách mới hỗ trợ kinh tế phục hồi tăng trưởng, VN-Index có khả năng chinh phục lại mốc 1,400 điểm trong những tháng cuối năm 2021. Nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn nên giao dịch những cổ phiếu của các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, còn đối với nhà đầu tư theo chiến lược trung và dài hạn thì chú trọng cơ hội trong nhóm cổ phiếu hồi phục khi kinh tế mở cửa trở lại sau khi kiểm soát dịch.

Nhà đầu tư có thể tiếp tục giải ngân theo xu hướng tăng của thị trường, chốt lời các vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận lại vùng đỉnh 1,400 điểm.

Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch 05/08, chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tích cực, đóng cửa tăng gần 11 điểm, mức gần cao nhất trong ngày. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 10.81 điểm (tăng 0.81%), đóng cửa ở mức 1,345.55. Thanh khoản HOSE ở mức hơn 635 triệu cp (giảm 4%), giá trị hơn 19,300 tỷ đồng (giảm 9%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (262 mã tăng/ 116 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ mua ròng hơn 1,117 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào STB, MBB, và VHM.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh dài dạng ‘Marubozu’ với giá đóng cửa nằm trên đường MA50 ngày, là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế, và xu hướng ngắn hạn đang trở nên tích cực hơn. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1,350-1,355 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,360-1,365 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1,340-1,345 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,330-1,335 điểm.

Aseansc cho rằng nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục có những diễn biến khá tích cực trong phiên giao dịch 05/08, qua đó giúp chỉ số VN-Index ghi nhận phiên tăng điểm thứ 9 liên tiếp. Aseansc dự báo trong phiên giao dịch 06/08 tới, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng kháng cự gần 1,350-1,355 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1,360-1,365 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Tiềm năng tăng điểm tốt

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): VN-Index duy trì sắc xanh trong cả phiên giao dịch. Dòng tiền đầu tư lan tỏa vào thị trường có 14/19 nhóm ngành tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng trên cả 2 sàn HOSEHNX. Đồng thời, độ rộng thị trường duy trì trạng thái tích cực với thanh khoản giảm nhẹ so với phiên 04/08. Sự suy giảm của thanh khoản sau một giai đoạn tăng giá có thể báo hiệu cho 1 nhịp điều chỉnh ngắn hạn từ 1-2 phiên sắp tới kể từ 06/08. Tuy nhiên, dù vậy, các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang cho thấy tiềm năng tăng điểm khá tốt của thị trường về vùng 1,350-1,380 điểm.

Cân bằng tỷ trọng danh mục

CTCK KB (KBSV): VN-Index giảm điểm do áp lực chốt lời đầu phiên trước khi hồi phục và mở rộng đà tăng về cuối phiên 05/08. Việc lấy lại xung lực tăng điểm và vượt qua vùng cản quanh 133x làm tăng thêm cơ hội mở rộng nhịp phục hồi của chỉ số. Mặc dù vậy, rủi ro đảo chiều và xuất hiện nhịp điều chỉnh vẫn đang dần tăng lên, đặc biệt là khi xuất hiện một phiên phân phối lớn hoặc đà hồi phục thoải dần đi kèm sự sụt giảm của thanh khoản. KBSV khuyến nghị nhà đầu tư cần tập trung vào việc cân bằng lại tỷ trọng danh mục, tiếp tục chốt lời từng phần các vị thế ngắn hạn đã tăng đạt kỳ vọng.

Tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ cấu danh mục

CTCK MB (MBS): Thị trường trong nước nồi dài đà tăng sang phiên thứ 9 liên tiếp, đây cũng là chuỗi tăng dài nhất kể từ cuối tháng 11/2020. Dòng tiền có sự lan tỏa mặc dù thanh khoản phiên 05/08 giảm nhẹ so với phiên trước nhưng vẫn cao hơn so với bình quân 22 phiên gần nhất. Bên cạnh đó, đóng góp vào đà tăng là việc khối ngoại duy trì mua ròng. Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 10.81 điểm lên 1,345.55 điểm, trong đó chỉ số VN30 tăng 14.26 điểm lên 1,486.46 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 262 mã tăng/116 mã giảm, ở rổ VN30 có 20 mã tăng, 8 mã giảm và 2 mã giữ tham chiếu.

Thanh khoản thị trường phiên 05/08 hạ nhiệt so với phiên 04/08, tổng giá trị khớp lệnh đạt gần 17,510 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn biến tích cực khi tiếp tục mua ròng với tổng giá trị gần 1,150 tỷ đồng.

Thị trường đi lên mạnh mẽ cùng độ rộng tích cực được dẫn dắt bởi các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản…là các tín hiệu củng cố cho xu hướng tăng bền vững. Chỉ số thị trường đang trong quá trình đi tìm lại các đỉnh cao, sau khi đã vượt thành công ngưỡng MA50 một cách thuyết phục trong phiên 05/08. Trong quá trình hướng về đỉnh cũ, thị trường có thể gặp áp lực ở vùng 1,370 điểm, nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để cơ cấu danh mục.

Tiếp tục khả quan

CTCK Mirae Asset: Áp lực chốt lời xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch khiến cho VN-Index chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, lực cầu mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép đã giúp cho VN-Index đổi chiều tăng điểm tích cực. Kết phiên 05/08, VN-Index đóng cửa ở mốc 1,345 điểm, tăng 10.8 điểm, tương ứng giành được 0.81% so với phiên trước đó.

HPG, GVRVHM là những mã đóng góp điểm số nhiều nhất ở chiều tăng điểm cho VN-Index với điểm số lần lượt 1.6 điểm; 1.5 điểm và 1.1 điểm. Còn ở chiều ngược lại, MSN, SABVNM đồng thời cùng tác động 0.3 điểm ở chiều giảm điểm của VN-Index. Khối ngoại tiếp tục vị thế mua ròng của mình ở phiên thứ 5 liên tiếp với tổng giá trị mua ròng hôm nay đạt hơn 1,136 tỷ ở trên cả 2 sàn HOSEHNX. Đứng đầu danh sách mua ròng là VHM với tổng giá trị được mua đạt hơn 519 tỷ đồng. Còn ở chiều ngược lại, VNM ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất với hơn 82 tỷ được giao dịch trong phiên 05/08. Với diễn biến tăng điểm và vượt ngưỡng 1,340 điểm, điểm số đánh giá kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index tiếp tục duy trì ở mức đánh giá cao nhất là khả quan.

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   VCSC: Chứng khoán có thể đạt 1,450 điểm trong những tháng cuối năm 2021 (05/08/2021)

>   Mirae Asset: VN-Index sẽ dao động quanh 1,222-1,440 điểm trong nửa cuối năm (05/08/2021)

>   Kịch bản nào cho chứng khoán tháng 8? (05/08/2021)

>   Góc nhìn 05/08: Vào vùng giằng co và rung lắc? (04/08/2021)

>   Chứng khoán hóa quyền sở hữu trí tuệ: Tìm vốn trong khủng hoảng Covid! (04/08/2021)

>   Góc nhìn 04/08: Thử thách ở ngưỡng MA50? (03/08/2021)

>   Góc nhìn 03/08: Vào vùng rung lắc? (02/08/2021)

>   Chính sách của Fed đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế mới nổi? (04/08/2021)

>   Triển vọng nào ở PET, NKG, KDC? (02/08/2021)

>   Góc nhìn tuần đầu tháng 8: Duy trì nhịp tăng? (01/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật