Thứ Năm, 05/08/2021 09:00

Kịch bản nào cho chứng khoán tháng 8?

Các chuyên gia nhận định thị trường khả năng sẽ xác lập đáy ngắn hạn trong tháng 8. Tuy nhiên, thị trường cần thêm thời gian tích lũy trước khi hình thành đợt tăng giá mới vào cuối quý 3, đầu quý 4 năm nay.

VN-Index đã xác lập vùng đáy ngắn hạn

Nhận định về thị trường chứng khoán tháng 8, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng, rủi ro ngắn hạn đã giảm đáng kể và thị trường đang bước vào giai đoạn tích lũy theo mô hình chữ U, nếu chỉ số VN-Index vượt được vùng 1,315 – 1,320 điểm thì xu hướng tăng sẽ được xác nhận và thị trường sẽ chính thức xác lập vùng đáy ngắn hạn.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NÂNG CAO

 💡 Khai giảng: 16/8/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

👉 ĐĂNG KÝ NGAY

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, CTCK VNDirect cho rằng, thị trường khó có thể thiết lập một đợt tăng giá mạnh trong tháng 8, do một số rủi ro vẫn đang hiện hữu như: Làn sóng dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn ở mức cao. Nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Thêm vào đó, hầu hết kết quả kinh doanh quý 2/2021 của các doanh nghiệp niêm yết đã được công bố và phản ánh vào diễn biến giá trên thị trường.

Vì vậy, thị trường cần thêm thời gian tích lũy trong tháng 8 này trước khi hình thành đợt tăng giá mới vào cuối quý 3, đầu quý 4 năm nay. Ông Hinh dự báo chỉ số VN-Index dao động trong vùng 1,250-1,350 điểm trong tháng 8.

Xét về nhóm ngành, ông Minh cho rằng các nhà đầu tư có thể chú ý nhóm ngân hàng (chú ý vào các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng đặc biệt như giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu và room tăng trưởng tín dụng), bất động sản (đặc biệt là các cổ phiếu có quỹ đất tại khu vực vùng ven và BĐS khu công nghiệp), vận tải và cảng biển, bán lẻ và sản xuất thực phẩm.

Trong nửa cuối năm 2021, ông Hinh đánh giá cao nhóm ngành bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, bán lẻ, logistic, cảng biển do đây là những ngành sẽ có sức bật mạnh khi dịch bệnh được đẩy lùi.

Dịch Covid sẽ tác động thế nào tới chứng khoán?

Với nhận định dịch Covid-19 đang có những dấu hiệu hình thành đỉnh dịch và đi qua giai đoạn khó khăn nhất, ông Minh đưa ra hai kịch bản của thị trường ứng với tác động từ dịch bệnh.

Ở kịch bản 1, nếu tình hình dịch hạ nhiệt trong tháng 8 thì mức tăng trưởng GDP có thể sẽ giữ được trên 6% và chỉ số VN-Index có thể đạt mức cao nhất trong vùng 1,456 - 1,500 điểm trong các tháng còn lại của năm 2021.

Còn nếu tình hình dịch kéo dài hết quý 3/2021 thì theo kịch bản 2, mức tăng trưởng GDP có thể sẽ dưới mức 5.5% và vùng 1,420 điểm có thể sẽ là vùng cao nhất trong những tháng tới.

Trong khi đó, ông Hinh cho rằng những thông tin về Covid-19 sẽ ít tác động tiêu cực hơn đến diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 8 do thị trường đã phản ánh và có thời gian làm quen với những thông tin “xấu” liên quan đến Covid-19 trong thời gian qua, do đó, những thông tin “kém xấu hơn” liên quan đến dịch bệnh sẽ ít có tác động đến thị trường chứng khoán. Mặt khác, tâm lý của nhà đầu tư đã trở lại trạng thái cân bằng hơn sau giai đoạn bán tháo vừa qua và thị trường phục hồi những phiên gần đây. Đồng thời, những biện pháp chống dịch quyết liệt của Chính phủ và các địa phương sẽ giúp cho tình hình dịch bệnh được cải thiện đáng kể trong tháng 8.

Do vậy, dù dịch có thể còn kéo dài trong 1-2 tháng tới, ông Hinh cho rằng tác động đối với thị trường chứng khoán sẽ dần “phai nhạt” và thị trường sẽ không còn phản ứng mạnh như giai đoạn vừa qua.

Dòng tiền ngoại luôn sẵn sàng đổ vào Việt Nam

Nói về dòng tiền ngoại, ông Minh cho rằng khối ngoại có xu hướng quay trở lại mua ròng trên TTCK Việt Nam do mức định giá của thị trường đang quay trở lại vùng hấp dẫn, tỷ lệ tiền mặt tính đến quý 2/2021 của các quỹ đang tăng mạnh cho nên áp lực giải ngân đang gia tăng và kỳ vọng Việt Nam sớm kiểm soát dịch do Việt Nam đang tiến hành đẩy nhanh tiêm vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng.

Còn theo ông Hinh, việc khối ngoại quay trở lại mua ròng trong 1 tháng chưa thể khẳng định dòng vốn ngoại đã quay trở lại thị trường “bền vững” chưa. Tuy nhiên, đây cũng là một tín hiệu tích cực, cho thấy dòng vốn ngoại luôn chực chờ đổ vào TTCK Việt Nam khi định giá thị trường hấp dẫn.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 05/08: Vào vùng giằng co và rung lắc? (04/08/2021)

>   Chứng khoán hóa quyền sở hữu trí tuệ: Tìm vốn trong khủng hoảng Covid! (04/08/2021)

>   Góc nhìn 04/08: Thử thách ở ngưỡng MA50? (03/08/2021)

>   Góc nhìn 03/08: Vào vùng rung lắc? (02/08/2021)

>   Chính sách của Fed đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế mới nổi? (04/08/2021)

>   Triển vọng nào ở PET, NKG, KDC? (02/08/2021)

>   Góc nhìn tuần đầu tháng 8: Duy trì nhịp tăng? (01/08/2021)

>   Tiền F0 lớn, nhưng quy mô thị trường cũng ngày càng tăng nên tỷ trọng không quá cao (30/07/2021)

>   Góc nhìn 30/07: Gia tăng tỷ trọng? (29/07/2021)

>   Góc nhìn 29/07: VN-Index có thể điều chỉnh về vùng 1,260 điểm? (28/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật