Thứ Tư, 25/08/2021 09:22

Chậm tiêm vắc xin Covid-19, kinh tế thế giới sẽ mất 2.348 tỉ USD

Nghiên cứu mới cho thấy sự chậm trễ trong việc triển khai vắc xin Covid-19 sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu mất đi hơn 2.348 tỷ USD.

Một bệnh nhân được tiêm liều vắc xin thứ 3 tại bang Michigan, Mỹ. AFP

Đơn vị tình báo kinh tế (EIU) thuộc tập đoàn The Economist vừa công bố nghiên cứu cho thấy các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ gánh chịu phần lớn khoản thiệt hại trên vì tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 còn kém xa các nước giàu hơn.

AFP dẫn nghiên cứu cho thấy các nước không tiêm đủ vắc xin cho 60% dân số vào giữa năm 2022 sẽ chịu tổn thất tương đương 2.000 euro (2.348 tỷ USD), trong giai đoạn 2022 - 2025.

“Các nước mới nổi sẽ gánh khoảng 2/3 mất mát đó, làm trì hoãn thêm sự hội tụ kinh tế của họ với các nước phát triển hơn”, báo cáo nêu. EIU cảnh báo việc triển khai vắc xin chậm có thể gây phẫn nộ, làm gia tăng nguy cơ bất ổn xã hội tại các nền kinh tế đang phát triển.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chịu thiệt hại nặng nhất khi chiếm 3/4 tổng mức thất thoát trên nhưng nếu xét về tỷ lệ phần trăm của GDP, khu vực châu Phi cận Sahara chịu tổn thất nặng nhất.

EIU đánh giá tốc độ tiêm chủng tại các nền kinh tế thu nhập thấp là chậm chạp. Khoảng 60% dân số của các nước thu nhập cao hơn đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Covid-19 tính đến cuối tháng 8 trong khi tại các nước thu nhập thấp hơn, tỷ lệ chỉ là 1%.

Bà Agathe Demarais, tác giả báo cáo nhận xét nỗ lực của quốc tế nhằm cung cấp vắc xin cho các nước nghèo đã không đạt được mục tiêu dù mục tiêu chỉ ở mức vừa phải. Bà nhận định có rất ít cơ hội để cân bằng việc tiếp cận vắc xin và cảnh báo việc các nền kinh tế phát triển đang tiến tới tiêm liều tăng cường vắc xin Covid-19 sẽ gây thiếu nguyên liệu thô và tạo nút thắt trong khâu sản xuất.

Vi Trân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Taliban và đồng Đô la Mỹ (28/08/2021)

>   Cảng container lớn thứ 3 thế giới sắp hoạt động bình thường trở lại? (24/08/2021)

>   Ấn Độ phê duyệt vắc-xin Covid-19 không cần kim tiêm Zycov-D (24/08/2021)

>   Vì sao chủ trương “thịnh vượng chung” của Trung Quốc khiến Hermes, Gucci lo sợ? (24/08/2021)

>   Vốn hóa 500 công ty tư nhân lớn nhất toàn cầu tăng 40% (24/08/2021)

>   “Vaccine” cho thương mại quốc tế (23/08/2021)

>   Trung Quốc: Chiến lược Zero Covid và sự đánh đổi kinh tế (23/08/2021)

>   Ngành chip toàn cầu đang trữ nguyên liệu, thành phẩm mức cao kỷ lục (22/08/2021)

>   Covid gây thâm hụt kép, đe dọa tỷ giá đồng Baht Thái Lan (20/08/2021)

>   Tiền Afghanistan rớt giá xuống mức thấp kỷ lục (19/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật