Thứ Hai, 30/08/2021 14:57

Bất bình đẳng vaccine có thể khiến kinh tế thế giới thiệt hại hàng nghìn tỷ USD

Theo một báo cáo mới công bố của Economist Intelligence Unit (EIU), nền kinh tế thế giới có thể thiệt hại hàng nghìn tỷ USD GDP do sự chậm trễ và thiếu đồng đều trong việc tiêm vaccine Covid-19. Trong đó, các nền kinh tế đang phát triển chịu thiệt hại nhiều nhất...

Một phụ nữ tiêm vaccine Covid-19 ở Mumbai, Ấn Độ ngày 12/8/2021 - Ảnh: AFP/Getty Image

EIU dự báo các quốc gia không thể tiêm được 60% dân số vào giữa năm 2022 sẽ thiệt hại 2.300 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 2022-2025. 

CHÂU Á MẤT 1.700 TỶ USD VÌ CHẬM TIÊM VACCINE

“Các nền kinh tế mới nổi gánh khoảng 2/3 mức thiệt hại này và càng khiến họ chậm bắt kịp với các nền kinh tế phát triển hơn”, bà Agathe Demarais, Giám đốc dự báo toàn cầu của EIU cho biết. 

Báo cáo của EIU chỉ ra rằng, về con số tuyệt đối, đến nay châu Á là châu lục chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại ước tính lên tới 1.700 tỷ USD, tương đương 1,3% GDP dự báo của khu vực. Các quốc gia châu Phi cận Sahara được dự báo thiệt hại khoảng 3% GDP dự báo do chậm trễ tiêm vaccine - mức thiệt hại về phần trăm cao nhất. 

“Đây là những con số ước tính rất lớn nhưng mới chỉ thể hiện một phần những thiệt hại do mất đi cơ hội kinh tế, đặc biệt là trong dài hạn”, EIU chỉ ra và cho biết những tác động của đại dịch tới lĩnh vực giáo dục không được tính vào dự báo này. 

Trong các giai đoạn phải áp dụng biện pháp phong tỏa để phòng dịch Covid-19, một số quốc gia giàu có hơn đã chuyển hướng sang học trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển không có lựa chọn đó.

Các nước nghèo hơn có thể sẽ phục hồi chậm hơn sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là khi phải tiếp tục các biện pháp hạn chế do tỷ lệ tiêm vaccine thấp - Ảnh: Getty Images

Hiện tại, các nước giàu đang dẫn trước về tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19, thậm chí tính tới việc tiêm mũi nhắc lại, và bắt đầu mở lại nền kinh tế. Trong khi đó, các quốc gia nghèo hơn bị tụt lại phía sau khá xa. Theo dữ liệu từ Our World in Data, tính tới ngày 23/8, toàn cầu có khoảng 5 tỷ liều vaccine Covid-19 được tiêm, nhưng các nước thu nhập thấp chỉ chiếm 15,02 triệu liều trong số này. 

“Chiến dịch tiêm vaccine tại các nước thu nhập thấp đang diễn với tốc độ chậm gần như đóng băng vậy”, EIU cho biết. 

Báo cáo cho biết tình trạng bất bình đẳng vaccine xảy ra do thiếu hụt về năng lực sản xuất toàn cầu, thiếu vật liệu thô, khó khăn trong khâu vận chuyển và bảo quản vaccine cũng như việc nhiều người còn do dự vì không tin tưởng vào vaccine.

CHIA RẼ GIÀU - NGHÈO VÌ VACCINE

Nhiều quốc gia đang phát triển không đủ điều kiện tài chính để mua vaccine cho người dân của mình và đang tìm kiếm nguồn vaccine viện trợ từ các nước giàu hơn. Tuy nhiên, các sáng kiến toàn cầu chưa hoàn toàn thành công trong việc phân phối vaccine cho những nơi cần đến. EIU cho rằng Cơ chế tiếp cận toàn cầu COVAX - một sáng kiến toàn cầu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vaccine - đến nay chưa đạt được như kỳ vọng trong việc phân bổ vaccine đến các quốc gia thu nhập thấp.

“Bất chấp những thông cáo báo chí phóng đại và những cam kết hào phóng, việc quyên góp vaccine từ các nước giàu cũng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu - một số trường hợp thậm chí không được thực hiện”, bà Demarais nói.

WHO bắt đầu phân phối vaccine Trung Quốc, dự kiến giao 100 triệu liều trong 1 tháng

Theo dữ liệu theo dõi từ UNICEF, COVAX đặt mục tiêu phân bổ khoảng 2 tỷ liều vaccine trong năm 2021, nhưng đến nay mới chỉ phân bổ được 217 triệu liều. Hãng tin AP cho biết một phần trong số vaccine này được phân bổ tới những nước phát triển như Anh, Canada, Australia và New Zealand. 

EIU cho rằng các nước nghèo hơn có thể sẽ phục hồi chậm hơn sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là khi phải tiếp tục các biện pháp hạn chế do tỷ lệ tiêm vaccine thấp. Theo báo cáo, du khách quốc tế có thể cũng sẽ tránh tới các quốc gia có tỷ lệ dân số chưa tiêm vaccine lớn do lo ngại về an toàn, và bất ổn chính trị cũng có thể sẽ gia tăng tại những nước này. 

“Tình trạng bất ổn xã hội có thể sẽ còn dâng cao trong nhiều tháng, nhiều năm tới”, bà Demarais nói. 

EIU cũng dự báo tình hình dịch bệnh sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp do các biến chủng mới lây nhiễm mạnh hơn khiến khó đạt được miễn dịch cộng đồng và việc tiêm vaccine cũng “đạt hiệu quả khiêm tốn hơn” trong việc giảm số ca bệnh nặng, nhập viện và tử vong. 

“Lãnh đạo các nước đã bận rộn với việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp như số ca bệnh tăng nhanh, nhưng giờ đây họ cần xác định những chiến lược dài hạn hơn”, bà Demarais nhận định. “Và với việc này, một lần nữa sự đối nghịch giữa nước giàu và nước nghèo càng rõ ràng: Nước giàu với tỷ lệ tiêm vaccine cao có các lựa chọn, còn nước nghèo với tỷ lệ tiêm thấp không có mấy lựa chọn”. 

Ngọc Trang

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Những tài xế bán sức cho nền kinh tế nghìn tỷ USD của Trung Quốc (30/08/2021)

>   Ông lớn quản lý nợ xấu Trung Quốc báo lỗ 16 tỷ USD, đòn bẩy lên tới 1,333 lần (30/08/2021)

>   Hàng nghìn doanh nghiệp có thể mất dữ liệu vì lỗ hổng của Microsoft (29/08/2021)

>   Apple phát triển như thế nào sau thập niên dưới thời Tim Cook? (28/08/2021)

>   Chủ tịch Fed xác nhận có thể “siết vòi” trong năm nay, nhưng còn lâu mới nâng lãi suất (27/08/2021)

>   Trung Quốc sắp giải phóng 150,000 tấn kim loại từ kho dự trữ quốc gia (27/08/2021)

>   Ông lớn TSMC nâng giá chip thêm 20% giữa lúc thiếu hụt chip toàn cầu (27/08/2021)

>   Khát vọng cháy bỏng giúp Hàn Quốc tạo nên kỳ tích kinh tế (27/08/2021)

>   Ba quan chức giục Fed sớm “siết vòi” trước thềm cuộc họp tại Jackson Hole (27/08/2021)

>   Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc vì dịch bệnh và lũ lụt (27/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật