Thứ Năm, 01/07/2021 19:21

Vì sao giới đầu tư Mỹ không lo ngại về biến thể Delta?

Sự nguy hiểm của các biến thể virus mới không thể cản đà tăng của thị trường Phố Wall. Giới đầu tư đặt niềm tin vào tiến độ tiêm chủng nhanh tại Mỹ và các quốc gia khác.

Theo CNN, một nửa năm đã trôi qua và thị trường chứng khoán dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden trải qua đợt phục hồi mạnh mẽ. Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức cao kỷ lục hôm 30/6 và đạt mục tiêu mà một số nhà phân tích đặt ra cho cả năm 2021.

Chỉ số S&P 500 - thước đo chính của thị trường chứng khoán Mỹ - đã tăng hơn 14% trong năm 2021 và chỉ thấp hơn một vài điểm so với mốc 4.300, mục tiêu mà Goldman Sachs đặt ra vào cuối năm nay.

Chỉ số Nasdaq Composite cũng tiến sát mức cao kỷ lục. Trong năm nay, chỉ số này đã tăng gần 13%. Còn mức tăng năm 2021 của chỉ số Dow là 13%. Chỉ số chạm ngưỡng kỷ lục hồi tháng 5 và đang nhích dần về mốc 35.000.

Phố Wall ảnh 1
Các chỉ số chứng khoán chính tăng mạnh bất chấp những mối lo ngại về khả năng tăng thuế của Tổng thống Mỹ Joe Biden, rủi ro lạm phát và biến thể virus mới dễ lây nhiễm, nguy hiểm hơn. Ảnh: NYT.

Đà tăng mạnh mẽ

Theo CNN, những lo ngại về việc tăng thuế và lạm phát đã không thể ngăn cản đà tăng của Phố Wall. "Bước sang quý III/2021, sự chú ý lại một lần nữa đổ dồn vào việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát trên toàn thế giới và sự phát triển của những biến thể mới của virus, nhất là loại dễ lây nhiễm nhất, Delta", nhà phân tích Fawad Razaqzada tại ThinkMarkets nhận định.

Tuy nhiên, ông cho rằng tâm lý chung vẫn rất tích cực do chỉ số S&P 500 đang ở mức kỷ lục. Theo CNN, hầu hết nhà đầu tư đã gạt bỏ mối lo về biến thể Delta và tin rằng các chiến dịch tiêm chủng sẽ khiến những đợt phong tỏa mới là không cần thiết.

Hôm 29/6, Moderna thông báo rằng theo kết quả có được trong phòng thí nghiệm, vaccine của hãng này có thể chống lại những biến thể mới, bao gồm Delta. Giá cổ phiếu của công ty công nghệ sinh học Mỹ tăng 5% sau tuyên bố.

Một nghiên cứu của Public Health England chỉ ra vaccine Pfizer-BioNTech và Oxford-AstraZeneca cũng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhập viện do biến thể Delta sau hai mũi tiêm.

Phố Wall ảnh 2
Giới đầu tư tin rằng việc đẩy mạnh tiêm chủng có thể ngăn các đợt phong tỏa, vốn gây tổn hại cho hoạt động kinh tế. Ảnh: Reuters.

Điều đó có thể khiến việc áp đặt các hạn chế là không cần thiết. "Nhờ tiến độ tiêm chủng nhanh chóng, chúng tôi cho rằng hệ thống y tế ở Anh và châu Âu sẽ không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng đến mức phải áp đặt hạn chế đối với hoạt động kinh tế", ông Holger Schmieding, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg, khẳng định.

Người tiêu dùng và doanh nghiệp ở các nền kinh tế lớn giờ tin rằng thế giới đang bước sang trang mới của thời kỳ dịch bệnh. Theo dữ liệu của Conference Board hôm 29/6, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Trong khi đó, United Airlines vừa thông báo đơn mua hàng máy bay lớn nhất trong lịch sử của hãng. Công ty đang mạnh tay đặt cược vào sự hồi sinh của ngành công nghiệp du lịch.

Mối lo lạm phát

Tuy nhiên, các biến thể virus mới vẫn tạo ra sự không chắc chắn. "Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc", tỷ phú đầu tư Warren Buffett nhận định trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 28/6. "Ý tôi là về việc không thể đoán trước", ông nói thêm.

Tỷ lệ tiêm chủng đang tăng cao. Tuy nhiên, biến thể virus mới vẫn có thể cản đường trở lại của nền kinh tế. "Chúng ta vẫn đang mắc kẹt trong một thị trường dường như chưa muốn tăng tốc", ông JJ Kinahan, Giám đốc chiến lược thị trường tại TD Ameritrade, nhận định.

Một phần cho thấy cuộc giằng co giữa giá trị và tăng trưởng, và câu hỏi liệu lạm phát chỉ là nhất thời - như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố - hay sẽ kéo dài lâu hơn", ông JJ Kinahan nói thêm.

Cuối cùng, chỉ thời gian mới có thể trả lời. Tuy nhiên, mối lo về lạm phát đang lắng xuống khi giá hàng hóa giảm trở lại.

Nhà phân tích Fawad Razaqzada tại ThinkMarkets

Những lo ngại về lạm phát bao trùm thị trường trong nửa đầu năm 2021 đã tan biến. Tuy nhiên, giá cả vẫn đang leo thang và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không thể làm ngơ điều đó.

Ngân hàng trung ương Mỹ tiếp tục nhấn mạnh rằng việc giá cả tăng cao chỉ là tạm thời khi nền kinh tế bật dậy từ đại dịch. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế vẫn lo ngại.

"Cuối cùng, chỉ thời gian mới có thể trả lời. Tuy nhiên, mối lo về lạm phát đang lắng xuống khi giá hàng hóa giảm trở lại", ông Razaqzada bình luận. "Những tài sản rủi ro sẽ phụ thuộc vào diễn biến của lạm phát trong quý III. Các ngân hàng trung ương đã trở nên phụ thuộc vào dữ liệu", ông nói thêm.

Hồi đầu tháng, dự báo của FED chỉ ra lãi suất sẽ tăng trở lại vào năm 2023. Tuy nhiên, một số quan chức của ngân hàng trung ương tin rằng thời điểm nâng lãi suất là năm 2022.

Đối với giới đầu tư, theo CNN, điều đó có nghĩa là cần theo dõi sát sao các dữ liệu kinh tế trong những tháng tới.

Thảo Cao

ZING

Các tin tức khác

>   S&P 500 ghi nhận 6 tháng đầu năm tốt nhất kể từ năm 2019 (01/07/2021)

>   Huyền thoại Warren Buffett chia sẻ bài học lớn nhất từ đại dịch Covid-19 (30/06/2021)

>   Ứng dụng gọi xe Trung Quốc Didi huy động được 4 tỷ USD trong vụ IPO ở Mỹ (30/06/2021)

>   Phố Wall vẫn đang đặt cược vào sự tăng giá của nguyên vật liệu thô (30/06/2021)

>   S&P 500 nối dài chuỗi kỷ lục (30/06/2021)

>   S&P 500 lập kỷ lục 3 phiên liên tiếp (29/06/2021)

>   Thị trường tăng nhanh giảm sốc, nữ nhà đầu tư mất hơn 50% thành quả năm 2021 (28/06/2021)

>   Những bài học lớn cho nhà đầu tư chứng khoán rút ra từ đại dịch Covid-19 (26/06/2021)

>   S&P 500 chạm kỷ lục mới, có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 02/2021 (26/06/2021)

>   Chủ tịch Toshiba bị phế truất, chiến thắng bất ngờ cho nhóm cổ đông tư nhân (25/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật