Thứ Tư, 07/07/2021 22:00

Thủy sản đủ chuẩn xuất đi EU, nhưng không đạt để vào siêu thị trong nước!

Sản phẩm thuỷ sản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU), nhưng không đủ chuẩn để đưa vào siêu thị tiêu thụ nội địa. Bất cập này do chênh lệch quy định mức dư lượng tối đa (MRL) của chỉ tiêu kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin giữa quy định của Việt Nam và EU.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh

Thông tin nêu trên vừa được ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), phản ánh đến lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đề nghị có hướng tháo gỡ.

VASEP cho rằng doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và tiêu thụ hàng thuỷ sản tại thị trường nội địa nhằm thực hiện chủ trương ‘người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tuy nhiên, quá trình kinh doanh, tiêu thụ hàng thuỷ sản tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp đã gặp khó khăn vướng mắc.

Cụ thể, tại phụ lục 2 của thông tư ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã số HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam ngày 1-6-2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin có trong danh mục "hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thuỷ sản”, nhưng chưa quy định ngưỡng giới hạn phân tích tối thiểu (MRPL) đối với các chỉ tiêu này.

Theo VASEP, trong thông tư 24/2013-BYT của Bộ Y tế quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú ý có trong thực phẩm cũng không có quy định hai loại kháng sinh nêu trên.

Trong khi đó, VASEP cho rằng quy định của thị trường EU lại cho phép ngưỡng MRL đối với hai loại kháng sinh nêu trên trong sản phẩm thuỷ sản là 100ppb (theo quy định về phân loại các hoạt chất có dược tính và giới hạn dư lượng tối đa cho phép các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật của EU).

Trong công văn của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo về việc cập nhật quy định của thị trường EU, ngưỡng MRL trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang EU cũng ở mức 100ppb.

Theo VASEP, thị trường EU - một trong những thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm - cho phép ngưỡng MRL của hai chất kháng sinh nêu trên là từ bằng đến nhỏ hơn 100ppb, trong khi các siêu thị ở trong nước thì lại không chấp nhận do tuân thủ quy định thông tư ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã số HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam ngày 1-6-2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vấn đề nêu trên đã gây ra bất cập cho doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tại thị trường nội địa. Do đó, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xem xét đưa kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin vào danh mục kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản nội địa với ngưỡng tương đương thị trường EU.

Trung Chánh

TBKTSG

Các tin tức khác

>   'Găm' container để thổi giá cước vận tải vượt kiểm soát? (07/07/2021)

>   Doanh nghiệp trẻ 'cầu cứu' Chính phủ (07/07/2021)

>   Xi măng, gạch ốp lát, kính xây dựng đứng trước nguy cơ 'bội thực' nguồn cung (07/07/2021)

>   Xuất nhập khẩu 2021: Nhìn từ hậu cần và vận tải quốc tế (07/07/2021)

>   Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đạt 4,1 tỷ USD (07/07/2021)

>   Cách tất cả chức vụ 3 nhiệm kỳ đối với Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam (06/07/2021)

>   Hàng trăm doanh nghiệp ở Bắc Giang hoạt động trở lại (06/07/2021)

>   Đằng sau mong muốn lập hãng bay của ông Johnathan Hạnh Nguyễn (08/07/2021)

>   Không thể chủ quan với nhập siêu (06/07/2021)

>   EVN lãi kỷ lục 14.480 tỷ đồng (06/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật