Thứ Năm, 01/07/2021 08:24

NHNN được giao nghiên cứu thí điểm tiền ảo dựa trên blockchain

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain từ năm 2021 đến 2023.

Hình minh họa:TTXVN.

Quyết định 942 ban hành ngày 15-6 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025 mới đây có nhắc đến kế hoạch nghiên cứu thí điểm “tiền ảo”.

Cụ thể, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan chủ trì nghiên cứu, thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến 2023. Tuy nhiên, nội dung chi tiết hơn thì trong Quyết định 942 không nhắc đến.

Quyết định này tập trung nhiều hơn vào kế hoạch phát triển chính phủ điện tử, trong tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam có chỉ số phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu theo xếp hạng của Liên hiệp quốc.

Cùng với NHNN, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng được giao nhiệm vụ là “đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có thể đi tắt đón đầu cũng như có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện ứng dụng các công nghệ số tiên tiến trong triển khai chính phủ số”.

Theo đó, cơ quan quản lý có thể thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho chính phủ số.

Tại Việt Nam, khái niệm tiền ảo, tiền mã hóa, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số chưa được phân định rõ ràng, và thường được gọi chung với các đồng tiền mã hóa trên thế giới như bitcoin. Các quy định hiện nay chỉ mới đề cập khái niệm tiền điện tử được sử dụng trong thanh toán giao dịch.

Ngân hàng Nhà nước trước đó nhiều lần khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo, hay tiền mã hóa khác hoàn toàn không được thừa nhận và pháp luật bảo vệ.

Không chỉ có NHNN, Bộ Tài chính hồi cuối tháng 3 vừa qua cũng cho biết đã thành lập tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo. Bộ này cũng tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan, nhằm mục tiêu xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong thời gian qua, giá các loại đồng tiền mã hóa trên thế giới tăng mạnh khiến tiền chảy vào đầu tư các loại tiền mã hóa rất nhiều. Tuy nhiên, các hoạt động lừa đảo đầu tư tài chính liên quan đến loại tài sản không được thừa nhận này cũng đồng thời nở rộ.

Dũng Nguyễn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Quản lý dòng tiền hiệu quả, doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội (30/06/2021)

>   VietinBank dự kiến huy động vốn cấp 2 bằng trái phiếu (30/06/2021)

>   MBB sắp phát hành gần 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức (30/06/2021)

>   Chỉ trong một tuần, các ngân hàng cho vay hơn 34.000 tỷ đồng (30/06/2021)

>   Đại án BIDV: Giải tỏa kê biên 1 bất động sản của vợ ông Trần Bắc Hà tại TP HCM (29/06/2021)

>   Ngân hàng hạ giá nhiều tài sản, ráo riết thu hồi nợ (29/06/2021)

>   Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đạt 5.47% (29/06/2021)

>   "Muốn bán bất cứ tài sản hay khoản nợ nào cứ mang qua Sàn giao dịch nợ VAMC" (29/06/2021)

>   Dự thảo về mô hình đại lý thanh toán ngân hàng: Quá cứng và vướng nhiều luật (29/06/2021)

>   Đề nghị bác kháng cáo kêu oan của cựu giám đốc trong đại án BIDV (28/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật