Thứ Sáu, 02/07/2021 13:44

Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Xin học, giao dịch ngân hàng, chuyển nhượng nhà, đất… thế nào?

Hôm nay (2/7), Bộ Công an giải đáp hàng loạt thắc mắc khi bỏ sổ hộ khẩu giấy trong việc làm thủ tục hành chính như, xin học, tách, nhập hộ khẩu, công chứng, chuyển nhượng nhà, đất, giao dịch ngân hàng…

* Từ 1.7, 'khai tử' sổ hộ khẩu ra sao?

* Đăng ký hộ khẩu Hà Nội, TP.HCM sẽ dễ như các tỉnh, thành khác

Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Xin học, giao dịch ngân hàng, chuyển nhượng nhà, đất… thế nào?
Thu hồi sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/7.

Xin học cho con, không cần hộ khẩu giấy

Người dân có thể đăng ký trực tuyến nhập học cho con.

Đối với những thắc mắc về việc xin học cho con khi bỏ sổ hộ khẩu, Đại tá Đỗ Khắc Hưởng - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an cho biết: Trường hợp đủ điều kiện nhập khẩu về Hà Nội, cơ quan chức năng sẽ không cấp sổ hộ khẩu nữa mà cập nhật thông tin trên hệ thống và cấp giấy thông báo kết quả.

Theo đó, người dân có thể yêu cầu nhà trường khai thác thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp, nhà trường chưa đảm bảo việc khai thác Cơ sở dữ liệu thì người dân sẽ trình giấy thông báo kết quả để xin học cho con.

Ngoài ra, theo Luật sư Nguyễn Mai Anh – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho hay, theo Luật Cư trú mới, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ lưu toàn bộ thông tin của người dân và khi thực hiện các giao dịch dân sự, người dân chỉ cần cung cấp CCCD gắn chip là có thể hoàn thành giao dịch.

Khi đi làm thủ tục đăng ký thường trú, nếu đủ điều kiện nhập khẩu thì cơ quan chức năng sẽ cập nhật thông tin trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia và sẽ cấp giấy thông báo kết quả, luật sư Mai Anh nói.

Giải đáp về nơi ở và đăng ký thường trú

Đại tá Đỗ Khắc Hưởng - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an giải đáp thắc mắc của công dân. Ảnh: N.L

Theo Đại tá Đỗ Khắc Hưởng, đối với người ở một nơi, hộ khẩu một nẻo, CCCD có ghi nơi thường trú, đó là thông tin chính thức.

Trước đây, chúng ta quản lý thủ công, người dân chuyển hộ khẩu từ nơi này sang nơi khác thì người dân phải về nơi thường trú làm giấy tờ và đến nơi mới làm thủ tục nhập khẩu. Nhưng từ 1/7 việc quản lý cư trú của người dân được thực hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, cơ quan quản lý có mã định danh cá nhân của công dân thì xác định được thông tin của công dân. Theo đó, người dân khi chuyển khẩu không phải về nơi đăng ký thường trú cũ mà đến nơi đăng ký thường trú mới để làm thủ tục là được.

Theo Đại tá Đỗ Khắc Hưởng, theo Luật mới, việc tách, nhập khẩu do công an xã, phường, thị trấn thực hiện, đối với việc cấp CCCD phải đến công an cấp quận, huyện để làm thủ tục.

Đăng ký chuyển nhượng nhà, đất ra sao?

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Ảnh: N.L

Đối với thắc mắc về việc công dân bị thu sổ hộ khẩu giấy trong khi văn phòng công chứng, văn phòng đăng ký nhà, đất chưa liên kết, liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ thực hiện ra sao?

Về việc này, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, “từ ngày 1/7, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẵn sàng kết nối. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị chưa kết nối được nên họ vẫn đòi hỏi sổ hộ khẩu để thực hiện các giao dịch.

Đây là lý do để chúng ta có thời gian chuyển tiếp từ 1/7 đến cuối năm 2022. Sau này bỏ hộ khẩu thì tất cả các dịch vụ cần đến hộ khẩu sẽ thay đổi hoàn toàn, bởi chúng ta chấm dứt hộ khẩu giấy vào cuối năm 2022”, Thiếu tướng Nguyên nói.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên: "Bỏ sổ hộ khẩu giấy cắt giảm đi rất nhiều chi phí cho người dân.

Ví dụ: Người dân khi làm thủ tục hành chính, giao dịch phải photo, công chứng xuất trình nhiều giấy tờ liên quan. Khi chuyển sang sử dụng dữ liệu thẻ căn cước công dân, mã số định danh thì những cái đó không còn cần thiết nữa. Việc đi lại của người dân sẽ được giảm đi rất nhiều khâu trung gian, tiết kiệm thời gian, chi phí, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Mức độ giảm chi phí ra sao tùy thuộc ngành nghề, lĩnh vực. Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, việc sử dụng cơ sở dữ liệu dân cư sẽ đem lại lợi ích về kinh tế gần 5.000 tỷ đồng".

Minh Đức - Đình Cảnh

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Trưa 02/07, Việt Nam thêm 170 ca mắc trong nước, riêng TPHCM 151 ca (02/07/2021)

>   Khoảng 8 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam trong tháng 7 (02/07/2021)

>   Gói hỗ trợ 26,000 tỷ đồng: Tinh giản các thủ tục và điều kiện để triển khai nhanh và kịp thời nhất (02/07/2021)

>   400.000 liều vắc xin Covid-19 của Nhật Bản tài trợ đã về tới TP.HCM (02/07/2021)

>   TP.HCM sẽ hết dịch vào cuối tháng 8/2021? (02/07/2021)

>   Sáng nay TP.HCM thêm 118 ca mắc Covid-19, 24 ca đang điều tra dịch tễ (02/07/2021)

>   Ngày 01/07, Việt Nam ghi nhận tổng 693 ca mắc trong nước, riêng TPHCM là 464 ca (01/07/2021)

>   Lực lượng y tế tỉnh Hải Dương 'thần tốc' vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch (01/07/2021)

>   Trưa 01/07 Việt Nam có thêm 260 ca mắc, TPHCM tiếp tục nhiều nhất với 154 ca (01/07/2021)

>   Phú Yên: Phát hiện thêm 46 ca mắc Covid-19 mới, một bệnh nhân diễn biến nặng (01/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật