Thứ Ba, 22/06/2021 15:23

VAFI đề xuất hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm

Mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản đề xuất giải pháp hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm.

Lãi suất tiền gửi cao so với nhiều nước

Theo VAFI, hiện nay các nước Âu – Mỹ, các nước Đông Âu chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các nền kinh tế phát triển đều có mức lãi suất tiền gửi nội tệ, ngoại tệ 0%/năm, thậm chí một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi) nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2%- 5% tùy thuộc đối tượng vay và thời hạn vay) nhằm kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp và trung bình mua nhà ở và chi tiêu tiêu dùng có lãi suất tín dụng cực thấp.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Chiến lược Mua - Bán cổ phiếu

 💡 Khai giảng: 30/06/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Philipine, Malaysia, Singapore cũng đang có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho đồng nội tệ ở mức 0%, lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng từ 0.2%-0.7%/năm.

Còn với nước ta, tiền gửi VND cho kỳ hạn ngắn hạn và trung hạn đang ở mức từ 3.5%-6.2%/năm là rất cao so với các nước nói trên và dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình.

VAFI đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đã có những tiền đề vững chắc như các nước trong khu vực để có thể thực hiện đưa dần lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm như: Chính trị ổn định; Nền kinh tế đã, đang và tiếp tục phát triển với tốc độ cao hơn các nước trong khu vực và các nước Âu Mỹ; Xuất khẩu đã, đang và tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số, đã ở vị thế là quốc gia xuất siêu và hàng năm thu được nguồn ngoại tệ rất lớn nhờ xuất khẩu liên tục tăng trưởng; Hàng năm có lượng kiều hối lớn hàng chục tỷ đô la gửi về; Nếu dịch Covid được khống chế thì ngành du lịch tiếp tục phát triển nhanh và hàng năm thu về hàng chục tỷ đô la; Dự trữ ngoại tệ tại NHNN tiếp tục tăng mạnh; Thị trường chứng khoán phát triển mạnh trong thời gian qua, bất chấp dịch Covid-19, bên cạnh đó thị trường trái phiếu cũng phát triển nhanh và đang từng bước thu hút các nhà đầu tư cá nhân tham gia; Hệ thống ngân hàng nội địa đã vững mạnh hơn trước rất nhiều (xét về quy mô vốn và trình độ quản trị doanh nghiệp), 1 số ngân hàng yếu kém đã bị giải thể hoặc được hợp nhất sáp nhập.

Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi và cho vay tại Việt Nam vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực và nền kinh tế phát triển với nguyên nhân cơ bản được VAFI đưa ra là Việt Nam chưa có hệ thống giải pháp kiểm soát dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền nhàn rỗi, để hướng nó vào các kênh đầu tư có lợi cho nền kinh tế, đồng thời cũng ngăn chặn được nó chảy vào các kênh không có lợi cho nền kinh tế như chảy vào thị trường bất động sản hay vào ngoại tệ.

Một số giải pháp đề xuất

Theo đó, VAFI đề xuất các giải pháp để dần lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm như:

- Cần hạn chế mạnh dòng tiền đầu cơ chảy vào thị trường bất động sản, đồng thời kiểm soát để không cho tăng giá đất, áp dụng thu thuế tài sản lũy tiến từ căn nhà thứ hai trở đi với phương châm ban đầu có thể ở mức thấp đủ để ngăn ngừa dòng tiền đầu cơ sau đó tăng dần như thông lệ các nước. Theo VAFI, giải pháp này là điều kiện tiên quyết để hạ nhanh lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

- Hướng mạnh dòng tiền nhàn rỗi chảy mạnh vào thị trường trái phiếu với lãi suất huy động thấp, ở mức dưới 2%/năm và như vậy hệ thống ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn khổng lồ với kỳ hạn dài để làm cơ sở cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cho vay thấp dưới mức 5%/năm. Để làm được việc này thì Bộ Tài chính cần sửa chính sách để bỏ thuế chuyển nhượng trái phiếu, thuế lợi tức trái phiếu cho các đối tượng tổ chức, cá nhân đầu tư nhằm góp phần hạ thấp lãi suất huy động.

- NHNN cần rà soát luật hiện hành để đảm bảo người dân khi đầu tư vào trái phiếu do hệ thống ngân hàng phát hành thì được bảo đảm tiền đầu tư như là tiền gửi tiết kiệm, cần thiết phải có chính sách bảo đảm này để hướng được dòng tiền nhàn rỗi vào kênh đầu tư dài hạn.

- Khi lãi suất tiền gửi đã giảm mạnh, để phòng trường hợp một phần dòng tiền nhàn rỗi đầu cơ ngoại tệ, VAFI cho rằng, NHNN cần ban hành chính sách thu phí tiền gửi ngoại tệ ở 1 mức nhất định nhằm đảm bảo chính sách tỷ giá ổn định và không làm mất cân đối kinh tế vĩ mô…

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Dòng tiền cho vay bất động sản đang chậm lại (21/06/2021)

>   14 năm chưa thể cổ phần hóa: Agribank đang kinh doanh như thế nào? (21/06/2021)

>   Tín dụng tăng 5,1%, thanh khoản hệ thống vẫn dồi dào (21/06/2021)

>   Sáu tháng rưỡi tiền đồng lên giá 0,86% (21/06/2021)

>   MB 'tiếp sức' 10 tỷ đồng cùng Hà Nội chiến thắng Covid-19 (21/06/2021)

>   Vì sao Ngân hàng Nhà nước giảm giá mua ngoại tệ kỳ hạn? (21/06/2021)

>   Vốn điều lệ tăng thêm 10%, tạo đà để TPBank tăng trưởng lợi nhuận 32% (19/06/2021)

>   Người dân ít gửi tiền ngân hàng (19/06/2021)

>   Giá USD nhảy vọt (18/06/2021)

>   Phát hành xong 59 triệu cp trả cổ tức 2019, Vietbank tăng vốn lên 4,777 tỷ đồng  (18/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật