Thứ Năm, 17/06/2021 14:00

Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là gì?

Hãy cùng Vietstock tìm hiểu về các chính sách và công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô cùa Chính phủ thông qua các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là gì?

  • Làm tăng quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh
  • Làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh
  • Vi chỉnh nền kinh tế lạm phát
  • Tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi cung tiền

Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.
Vào những năm 1930, Keynes đã lập luận rằng chính phủ cần phải tăng chi tiêu và sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách để chuyển nền kinh tế từ trạng thái thất nghiệp tràn lan sang trạng thái gần với mức toàn dụng.

Về mặt lý thuyết, chính sách tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế làm tăng tổng cầu thông qua hiệu ứng nhãn tử, qua đó tạo thêm việc làm để đáp ứng mức tổng cầu tăng thêm và làm tăng thu nhập quốc dân từ Y* lên Y1 (như trong hình dưới). Nếu mức hoạt động kinh tế quá cao, hay nền kinh tế quá nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để cắt giảm tổng cầu.
Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh. Mục tiêu này dẫn tới quan điểm cho rằng chính phủ cần vi chỉnh hoạt động của nền kinh tế.


Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính sách tài khóa không phải là một loại thần dược cho phép chạy chữa mọi căn bệnh của nền kinh tế. Họ cho rằng nó chỉ thích hợp với tình trạng suy thoái tồn tại khi Keynes viết cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, chứ không thích hợp với nền kinh tế lạm phát. Vì vậy vào cuối những năm 1970, khi tình trạng lạm phát kèm suy thoái xuất hiện, chính sách tài khóa không còn được ưa chuộng như trước. Mọi người bắt đầu đặt niềm tin vào tác dụng của chính sách tiền tệ trong việc đạt được các mục tiêu kinh tễ vĩ mô.

Hiện nay, các nhà kinh tế tranh luận nhiều về việc chính sách nào có hiện quả hơn trong việc vi chỉnh nền kinh tế.

Mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ

  • Tăng trưởng kinh tế
  • Giảm tỷ lệ thất nghiệp
  • Ổn định giá cả
  • Cả A,B, C đều đúng

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.
Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ. Các NHTW thường lượng hoá mục tiêu này bằng tốc độ tăng của chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội. Việc công bố công khai chỉ tiêu này là cam kết của NHTW nhằm ổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn. Điều này có nghĩa là NHTW sẽ không tập trung điều chỉnh sự biến động giá cả về mặt ngắn hạn. Do những biện pháp về chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế có tính chất trung và dài hạn, hơn nữa khó có thể dự đoán chính xác kết quả sẽ xảy ra vào thời điểm nào trong tương lai, vì vậy sẽ là không khả thi đối với NHTW trong việc theo đuổi để kiểm soát giá cả trong ngắn hạn. tự học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định hướng phát triển kinh tế của quốc gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Mức lạm phát thấp và ổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu đầu tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả.
Các mục tiêu của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ cho nhau. Trong một số trường hợp, vẫn có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau khiến cho việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có những hy sinh nhất định về mục tiêu kia. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp với mục tiêu ổn định giá cả là một minh chứng rõ rệt. Hình dạng đường cong Philip trong ngắn hạn chỉ rõ sự mâu thuẫn giữa mục tiêu ổn định giá cả với mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp. địa chỉ học kế toán tổng hợp

Thứ nhất, để giảm tỷ lệ lạm phát, cần phải thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt. Dưới tác động của chính sách này, lãi suất thị trường tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu và do đó làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên. Ngược lại, việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thường kéo theo một chính sách tiền tệ mở rộng và sự tăng giá.

Thứ hai, mục tiêu tạo công ăn việc làm (hay giảm tỷ lệ thất nghiệp) mâu thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả còn thể hiện thông qua sự phản ứng của NHTW đối với các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, cung ứng tiền tăng đưa đến kết quả là giá cả tăng lên.

Thứ ba, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh tỷ giá. Bằng việc hạ giá đồng nội tệ, các ngành kinh doanh hướng về xuất khẩu có khả năng mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp nhưng lại kèm theo sự tăng lên của mức giá chung

Tuy nhiên, đường cong Philip trở nên thẳng đứng trong dài hạn ngụ ý rằng sẽ không có mâu thuẫn giữa các mục tiêu nói trên xét về dài hạn. Như vậy, mối quan hệ giữa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp với mục tiêu ổn định giá cả tương đối phức tạp, chúng mâu thuẫn nhau trong ngắn hạn nhưng lại bổ sung nhau trong dài hạn.

Bên cạnh đó, mục tiêu giảm thất nghiệp và mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại không có sự mâu thuẫn cả trong ngắn và dài hạn. Công ăn việc làm cao sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại. học kế toán ở đâu

Như vậy trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả các mục tiêu trên. Phần lớn NHTW các nước coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ, nhưng trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu này để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột hoặc các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản lượng. Ngân hàng trung ương được xem là có nhiều khả năng để làm việc này vì nó nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Có thể nói ngân hàng trung ương theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn

Để thực hiện chính sách tiền tệ, NHTW sử dụng công cụ nào?

  • Chính sách tái chiết khấu
  • Nghiệp vụ thị trường mở
  • Dự trữ bắt buộc
  • Cả A,B,C đều đúng

Công cụ để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ đó là lãi suất; dự trữ bắt buộc; chính sách tỷ giá hối đoái; nới lỏng định lượng; nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu

Trạng Chứng

FILI

Các tin tức khác

>   Kinh tế Việt Nam chống chịu tốt trong đợt bùng phát dịch thứ 4 (12/06/2021)

>   Tổng Bí thư: Cả hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID (11/06/2021)

>   'Tất cả kịch bản tăng trưởng sẽ thất bại nếu không nhập được vaccine' (10/06/2021)

>   Công bố danh sách 499 người trúng cử đại biểu Quốc hội XV (10/06/2021)

>   Lạm phát sẽ là tâm điểm? (10/06/2021)

>   PMI tháng 6 giảm mạnh còn 44.1 điểm (01/07/2021)

>   Dính Covid-19 đợt 4, tăng trưởng GDP 6 tháng 2021 dự kiến chỉ đạt 5,8% (08/06/2021)

>   AMRO: Việt Nam còn dư địa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu? (08/06/2021)

>   Chính phủ sẽ trả nợ hơn 394.000 tỉ đồng trong năm nay (08/06/2021)

>   Tăng trưởng kinh tế và lạm phát (04/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật