Thứ Hai, 28/06/2021 06:33

Còn loay hoay với chính sách nhằm giảm giá chung cư

Từ năm 2020 đến nay, các dự án chung cư thương mại mới được xây dựng tại Hà Nội, TPHCM đều có giá thấp nhất từ trên 30 triệu đồng/m2 trở lên, thậm chí ngày càng tăng giá. Dường như chính sách nhằm đưa giá nhà ở thương mại xuống 20 triệu đồng/m2 của Bộ Xây dựng vẫn nằm trên giấy.

Giấc mơ nhà ở thương mại 20 triệu đồng/m2 của người dân tại các đô thị lớn ngày càng xa vời. Ảnh: Như Ý

Cách đây hơn 1 năm, Bộ Xây dựng đưa ra dự thảo nghị quyết phát triển nhà ở giá thấp, dưới 20 triệu đồng/m2. Thời điểm đó, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng, phân khúc nhà ở cao cấp phục vụ một số đối tượng đang trong cảnh cung vượt quá cầu. Trong khi phân khúc nhà ở giá rẻ diện tích dưới 70m2, giá dưới 20 triệu đồng/m2 phục vụ đại đa số người dân còn hạn chế, chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu người dân. Ở giai đoạn thị trường bất động sản (BĐS) vừa bị ảnh hưởng bởi COVID-19 càng cho thấy sự cần thiết phải phát triển phân khúc nhà ở giá thấp.

Theo đó, Bộ Xây dựng đưa ra hàng loạt các ưu đãi cho chủ đầu tư xây dựng như: lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết phải bố trí tỷ lệ quỹ đất ở để xây nhà ở thương mại giá thấp; được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án; được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất…Ngoài ra, Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ xem xét cho những doanh nghiệp phát triển nhà ở giá thấp được ưu đãi về vốn, lãi suất 7-8%.

Thế nhưng, đến thời điểm này, chính sách phát triển nhà ở giá rẻ vẫn nằm trên giấy. Mới đây, một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, Bộ này đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp, trong đó tập trung vào một số ưu đãi: về đất đai; thuế; về quy hoạch, bố trí quỹ đất; thủ tục đầu tư xây dựng; cơ chế huy động vốn… và gửi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp.

Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Tư pháp các chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp chưa được quy định trong Luật Đất đai (miễn, giảm tiền sử dụng đất), Luật Nhà ở (lựa chọn chủ đầu tư), Luật Thuế (miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp)… Trong khi đó, nghị quyết của Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật sẽ khiến các địa phương gặp khó khi thực hiện nếu được Chính phủ ban hành.

Để giải quyết những khó khăn trên, Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ cho phép “xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp”. Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở có giá phù hợp với người thu nhập thấp, thu nhập trung bình để sửa đổi, bổ sung đồng bộ vào Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai...

Ngọc Mai

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Thông qua nghị quyết giải quyết tồn đọng ở Thủ Thiêm (26/06/2021)

>   Lần thứ 2 TP.HCM bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ người dân Thủ Thiêm (25/06/2021)

>   Vụ liên quan ông Tất Thành Cang: Lộ hợp đồng nhượng 32ha đất công cho Quốc Cường Gia Lai (25/06/2021)

>   Họp HĐND TP.HCM: Báo cáo thẩm tra bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm (25/06/2021)

>   Tắc cơ chế hỗ trợ làm nhà ở thương mại giá thấp vì vướng nhiều luật (25/06/2021)

>   Đem dự án 'chết' đi lừa đảo, lãnh đạo Công ty Vạn Hưng Phát bị khởi tố (24/06/2021)

>   Giám đốc làm giấy tờ giả, lừa cho thuê đất ở Thủ Thiêm chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng (24/06/2021)

>   Bí thư Nguyễn Văn Nên nhắc lại bài học giám sát Khu đô thị mới Thủ Thiêm (24/06/2021)

>   Thành phố Hồ Chí Minh khan hiếm dự án căn hộ bình dân (24/06/2021)

>   Hàng triệu người không có chỗ ở, nhiều dự án tái định cư vẫn bỏ hoang (24/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật