Thứ Hai, 31/05/2021 11:00

Toàn cảnh kinh tế-xã hội Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021

5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam liên tiếp phải ứng phó với dịch Covid-19, đặc biệt trong giai đoạn cuối tháng 4 đến bây giờ. Dù gặp nhiều khó khăn do dịch nhưng bằng những chính sách quyết liệt, kịp thời, Việt Nam vẫn kiên cường trong công tác phòng chống dịch bệnh và đẩy mạnh được sản xuất kinh doanh. Nhiều chỉ tiêu kinh tế vẫn hoàn thành theo đúng kế hoạch, đặc biệt là về sản xuất công nghiệp.

Tại báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021, Tổng cục Thống kê cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 4 đạt 26.55 tỷ USD. Ước tính tháng 5, con số này đạt 26 tỷ USD, giảm 2.1% so với tháng trước và tăng 35.6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 130.94 tỷ USD, tăng 30.7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 33.06 tỷ USD, tăng 16.6%, chiếm 25.2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 97.88 tỷ USD, tăng 36.3% và chiếm 74.8%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 4 nhập siêu 1.23 tỷ USD; 4 tháng xuất siêu 1.63 tỷ USD. Tháng 5, ước tính nhập siêu 2 tỷ USD; 5 tháng nhập siêu 369 triệu USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12.74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 12.37 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0.16% so với tháng trước, tăng 1.43% so với tháng 12/2020 và tăng 2.9% so với tháng 5/2020. Bình quân 5 tháng đầu năm, CPI tăng 1.29% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản tháng 5 tăng 0.15% so với tháng trước và tăng 1.13% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 0.82% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1.29%).

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm là sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2021 ước tính tăng 1.6% so với tháng trước và tăng 11.6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 6.4% và giảm 9.8%; ngành chế biến, chế tạo tăng 2.6% và tăng 14.6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2.2% và tăng 12%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 3.1% và tăng 6.8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP tăng 9.9% so với cùng kỳ năm trước.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Điểm nhấn chính sách tiền tệ những tháng đầu năm 2021 (30/05/2021)

>   Điểm danh 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau 5 tháng đầu năm 2021 (29/05/2021)

>   Bộ trưởng Y tế: Đợt dịch lần này có nhiều chủng lây nhiễm nên rất nguy hiểm (29/05/2021)

>   Giá nguyên vật liệu tăng khiến CPI tháng 5 tăng 0.16% so với tháng trước (29/05/2021)

>   99.57% cử tri đi bầu cử, đã bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội khóa mới (27/05/2021)

>   Nguyên ĐBQH Lê Thanh Vân hiến kế 5 giải pháp liên hoàn thực hiện mục tiêu kép (27/05/2021)

>   Thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 (27/05/2021)

>   Thủ tướng yêu cầu tổng lực hỗ trợ Bắc Ninh và Bắc Giang chống dịch và phát triển kinh tế (27/05/2021)

>   Thủ tướng họp khẩn với Bắc Giang, Bắc Ninh về phòng chống dịch COVID-19 (26/05/2021)

>   “Bão giá” khiến động lực tăng trưởng cũng thay đổi (25/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật