Thứ Tư, 12/05/2021 06:41

Sụt 470 điểm, Dow Jones chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 02/2021

Phiên ngày thứ Ba (11/5) là một trong những phiên biến động nhất từ đầu năm đến nay của thị trường chứng khoán Mỹ với nhóm cổ phiếu công nghệ như một chiến trường. Các cổ phiếu công nghệ lớn đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề để khởi đầu phiên do lo ngại về lạm phát gia tăng và định giá cao. Lực bán cuối cùng đã lan sang phần còn lại của thị trường trong phiên.

Tuy nhiên, trong một bước ngoặt kỳ lạ, nhóm cổ phiếu công nghệ đã phục hồi vào phiên chiều khi nhà đầu tư quay trở lại những cổ phiếu như Amazon và Netflix và khiến phần còn lại của thị trường chìm trong sắc đỏ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Nasdaq Composite hạ gần 0.1% xuống 13,389.43 điểm sau khi giảm 2.2% ở mức đáy trong phiên. Chỉ số Dow Jones rớt 473.66 điểm (tương đương 1.4%) xuống 34,269.16 điểm, đánh dấu phiên tồi tệ nhất kể từ ngày 26/02/2021. Cổ phiếu Travelers Companies và Home Depot dẫn đầu đà giảm trong Dow Jones. Chỉ số S&P 500 mất 0.9% còn 4,152.10 điểm khi 10/11 lĩnh vực ghi nhận sắc đỏ.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

 💡 Khai giảng: 26/05/2021

💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Tìm hiểu ngay

Vào đầu phiên giao dịch biến động, nhóm cổ phiếu công nghệ được định giá cao đã dẫn đầu đà lao dốc thị trường và lực bán tràn sang mọi thứ, từ cổ phiếu ngân hàng đến năng lượng và công nghiệp. Sau đó, nhiều cổ phiếu công nghệ đã phục hồi phần lớn đà giảm và khép phiên với sắc xanh. Cổ phiếu Amazon và Netflix đều tăng hơn 1%, còn cổ phiếu Facebook cũng tiến 0.2%. Cổ phiếu Apple và Alphabet cũng cắt lỗ đáng kể.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, đã tăng tới mức 23.73, mức chưa từng thấy trong 2 tháng. Chỉ số này vẫn cố định trên 20 trong phần lớn thời gian năm ngoái trước khi rớt xuống mức thấp dưới 16 vào tháng trước. Đà tăng của chỉ số CBOE thường đi kèm với đà sụt giảm của thị trường.

Nhóm cổ phiếu Tesla, điển hình của nhóm cổ phiếu tăng trưởng với kỳ vọng và định giá cao, đã rớt 1.9%, nhưng khép phiên rút khỏi mức đáy.

Nhà đầu tư đã mua vào những cổ phiếu công nghệ giảm giá trong bối cảnh bán tháo mạnh trong tuần này. Nhóm này đã không còn được ưa chuộng vào đầu năm nay do lo ngại lạm phát và lãi suất cao hơn gia tăng. Những công ty định hướng tăng trưởng, vốn là những kẻ chiến thắng lớn nhất trong giai đoạn đại dịch, có xu hướng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia tăng lãi suất vì chúng làm giảm giá trị lợi nhuận trong tương lai của những công ty này.

Một số nhà đầu tư cho biết động thái Short covering (Mua bù thiếu) đã góp phần vào đà phục hồi trong phiên của ngành công nghệ. Khi cổ phiếu bị bán tháo mạnh, những người bán khống đã mua lại chứng khoán đã vay để đóng vị thế bán và thu về tiền mặt.

Các tiêu đề tin tức mới nhất, bao gồm tình trạng lao động cũng như chỉ số CPI trong tháng 3, đã góp phần thúc đẩy nỗi lo lạm phát.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ lan rộng trên toàn cầu (11/05/2021)

>   Nasdaq Composite sụt 2.5%, Dow Jones xoá sạch đà tăng trong phiên (11/05/2021)

>   Gần 50% dân số Đài Loan đang đầu tư chứng khoán (10/05/2021)

>   Cổ phiếu thép tăng chóng mặt, Bank of America cảnh báo bong bóng (10/05/2021)

>   SPAC - con ngựa thành Troy (10/05/2021)

>   Campuchia: Lệnh phong tỏa châm ngòi cho sự sôi động trên sàn chứng khoán (08/05/2021)

>   Dow Jones tăng gần 3% tuần qua, đứt mạch 2 tuần giảm liên tiếp (08/05/2021)

>   Fed cảnh báo thị trường chứng khoán có thể giảm mạnh (07/05/2021)

>   Dow Jones tăng hơn 300 điểm, nối dài chuỗi lập kỷ lục mới (07/05/2021)

>   Giá cổ phiếu quá cao gây "sập" sàn, vì sao Warren Buffett không chịu chia tách? (06/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật