Thứ Bảy, 08/05/2021 08:27

Nội thất Việt Nam vượt Trung Quốc vào Mỹ

Thông tin trên vừa được tạp chí chuyên ngành có uy tín trong ngành nội thất Furniture Today công bố trong một nghiên cứu gần đây.

Xuất khẩu các sản phẩm gỗ và mặt hàng từ gỗ của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ đều tăng tốt. Ảnh: Ng.Ng

Nội thất Việt sang Mỹ tăng 31%

Theo Furniture Today, năm 2020, Việt Nam đã xuất 7,4 tỷ USD đồ nội thất sang Mỹ, tăng 31% so với năm 2019. Trong khi đó, Trung Quốc đã xuất 7,33 tỷ USD sang thị trường này trong cùng kỳ, giảm 25% so với năm 2019. Furniture Today nhận định dù khoảng cách là tương đối nhỏ, nhưng vị trí của Việt Nam trên thị trường thế giới cho thấy ngành nội thất nước này đã phát triển như thế nào trong những năm qua.

Không chỉ có thị trường Mỹ, xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU cũng tăng rất tốt. Tháng 4 đạt 27 triệu USD, tăng 102% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU ước đạt 247,1 triệu USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, trong 2 năm trở lại đây, chính phủ Mỹ áp đặt mức thuế cao tới 25% đối với hầu hết các loại đồ nội thất. Nửa cuối năm 2018, khi thuế quan của Trung Quốc bắt đầu ở mức 10%, ngành công nghiệp này đã bắt đầu chuyển ra khỏi Trung Quốc. Các lô hàng đồ nội thất của Trung Quốc giảm 1% xuống 13,6 tỷ USD.

Trong khi đó, các lô hàng của Việt Nam đã tăng 9% lên 4,2 tỷ USD (từ 3,9 tỉ USD trong năm 2017). Chuyển biến “mạnh mẽ” hơn bắt đầu vào năm 2019, khi hàng nội thất Trung Quốc xuất sang Mỹ giảm 28% xuống còn 9,7 tỷ USD. Cùng thời điểm, hàng Việt Nam tăng 35% lên khoảng 5,7 tỷ USD.

Furniture Today dẫn lời Giám đốc điều hành của Tập đoàn nội thất Riverside (Mỹ) cho biết hàng nội thất phòng ngủ, phòng ăn, nội thất văn phòng và phòng làm việc tại nhà đều được doanh nghiệp này nhập khẩu phần lớn từ Việt Nam. Vị này cũng khẳng định Việt Nam phù hợp trong lĩnh vực sản xuất nội thất “như là nguồn cung hàng đầu” của doanh nghiệp. Cũng theo tạp chí trên, một số ý kiến khác nhận định thuế suất đối với hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ đã tác động đến giá cả. Đại diện của Hãng Klaussner Home Furnishings cho biết doanh số bán hàng trong phân khúc gỗ từ Việt Nam đã tăng 10% trong năm 2020. Đồ nội thất bằng gỗ khác là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất từ Việt Nam với 1,9 tỷ USD, tăng 43% so với năm trước.

Cẩn trọng với các biện pháp phòng vệ thương mại

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cũng cho biết xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh, hiện thị trường Mỹ chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nội thất và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam.

Tuy nhiên, ông cảnh báo: “Cũng cần “tỉnh táo” để thấy rõ những doanh nghiệp xuất khẩu nội thất chiếm trị giá lớn phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó FDI từ Trung Quốc trong vài năm trở lại đây lại chiếm con số lớn”.

Có 2 lo lắng mà ngành sản xuất đồ nội thất cần nhìn thấy. Đó là khi các nhà đầu tư nước ngoài tìm cơ hội từ Việt Nam bằng việc tăng tốc đầu tư, tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu và tiền thuê mặt bằng sản xuất sẽ tăng mạnh gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong nước. “Những doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ hơn, trước sự “tấn công” ồ ạt của các doanh nghiệp ngoại, nguy cơ bị đào thải nhiều hơn”, ông Phương nhấn mạnh. Điều lo lắng thứ 2, theo ông Phương, là nguy cơ đồ gỗ và sản xuất từ gỗ của Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại nếu xuất hiện tình trạng doanh nghiệp ngoại đầu tư “núp bóng”, chỉ làm công đoạn cuối xuất khẩu sang Mỹ.

“Thực tế ngành hải quan cuối năm vừa qua đã có cảnh báo hơn chục doanh nghiệp ngoại mới thành lập, kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến, nhà xưởng không bao nhiêu..., nhưng đến nay việc điều tra chưa ra. Đó là nguy cơ mà những doanh nghiệp làm ăn chân chính trong ngành tại Việt Nam lo lắng”, ông Phương nói và dẫn chứng việc 7 doanh nghiệp làm hàng sofa tại Việt Nam vừa bị phía tòa án Canada kết luận sơ bộ áp thuế 101,5% vừa qua là lời cảnh báo.

Nguyên Nga

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính nói gì về thu phí với cao tốc đầu tư công? (07/05/2021)

>   Trả giá đắt: Phở mang danh Trung Quốc, nước mắm gắn mác Thái (07/05/2021)

>   Bát nháo nghệ sĩ quảng cáo: Nổ 'banh nhà lồng' (07/05/2021)

>   Kỳ vọng cuối năm có vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' (07/05/2021)

>   Lý giải nguyên nhân khiến giá thép tăng cao chưa có dấu hiệu giảm (06/05/2021)

>   Ấn Độ không áp thuế chống bán phá giá đối với xơ sợi staple nhân tạo Việt Nam (06/05/2021)

>   Anh trai ông chủ Nhật Cường bị đề nghị nhận 7 đến 8 năm tù (06/05/2021)

>   Tp.HCM sẽ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính châu Á, GRDP đạt 37.000 USD vào 2045 (06/05/2021)

>   Đại án Nhật Cường: Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ? (06/05/2021)

>   Bỗng dưng làm giám đốc công ty ma nợ thuế cả tỉ đồng: Ngành thuế và công an vào cuộc giải quyết (06/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật