Thứ Hai, 31/05/2021 16:16

Làm rõ người che giấu hành vi tham ô của Tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng

Bị can Lê Thị Diệp Cẩm, Phó trưởng phòng nhân sự hành chính SAGRI, bị cáo buộc đã hợp thực hóa các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi tham ô tài sản của bị can Lê Tấn Hùng.

Cựu Tổng giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng. Ảnh Công an cung cấp

Liên quan đến vụ đại án xảy ra tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra bổ sung đề nghị truy tố 20 bị can có liên quan.

Trong số này, duy nhất bị can Lê Thị Diệp Cẩm, Phó trưởng phòng Nhân sự hành chính SAGRI, bị đề nghị truy tố về tội “che giấu tội phạm” theo điều 389 bộ luật Hình sự.

Theo kết luận điều tra bổ sung, bị can Lê Thị Diệp Cẩm với vai trò là Phó Trưởng phòng nhân sự hành chính, không phụ trách lĩnh vực tài chính và không được tham gia trao đổi, bàn bạc cùng Lê Tấn Hùng, cựu Tổng giám đốc SAGRI, và đồng phạm trong việc lập, ký khống 10 hợp đồng tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài năm 2016 để tham ô 13,3 tỉ đồng.

Tuy nhiên, bị can Cẩm là người trực tiếp tham gia vào việc sang Công ty CP Du lich Thanh niên xung phong để nhận tiền và đứng tên mở sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Sacombank với khoản tiền hơn 3,1 tỉ đồng.

Từ tháng 1 đến tháng 4.2017, theo chỉ đạo của Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng phòng Nhân sự hành chính SAGRI, bị can Cẩm đã 3 lần rút hết số tiền nêu trên cùng tiền lãi đưa về cho Mai.

Đến tháng 6 và 7.2017, Đoàn thanh tra TP.HCM tiến hành thanh tra toàn diện SAGRI, để che giấu sai phạm, bà Mai đã chỉ đạo bà Cẩm và một số nhân viên soạn thảo tờ trình, biên bản để hợp thức, hoàn thiện hồ sơ Hợp đồng tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài năm 2016 để cung cấp cho đoàn thanh tra.

Tại Cơ quan điều tra, bị can Cẩm thừa nhận các hành vi nêu trên, đồng thời cho rằng không biết việc lập 10 hồ sơ khống để tham ô tài sản của Lê Tấn Hùng và đồng phạm và không được hưởng lợi gì.

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định không có việc bàn bạc, phân công cụ thể giữa các bị can với bị can Cẩm và không chứng minh được động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác. Do đó, hành vi của bị can Cẩm chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm "tham ô tài sản” mà đủ yếu tố cấu thành tội “che giấu tội phạm”.

Hành vi này cần phải xử lý bằng một bản án nghiêm khắc trước pháp luật để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung. “Nguyên nhân vi phạm pháp luật của Lê Thị Diệp Cẩm có một phần là do thực hiện theo chỉ đạo, phụ thuộc, chấp hành mệnh lệnh của Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Tuyết Mai; sợ bị ảnh hưởng đến công tác nên Cẩm phải thực hiện”.

Trong vụ án này, bị can Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Thúy (Kế toán trưởng SAGRI) bị đề nghị truy tố về 2 tội danh “tham ô tài sản” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí”. Có 5 bị can bị đề nghị truy tố tội tham ô tài sản, 10 bị can bị đề nghị truy tố tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí” và 2 bị can bị đề nghị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngọc Lê

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Khởi tố Giám đốc chi nhánh Tổng Cty Cà phê Việt Nam tại Gia Lai (31/05/2021)

>   Kết luận điều tra bổ sung vụ án SAGRI: Tiếp tục đề nghị truy tố 19 bị can (31/05/2021)

>   Khoảng trống pháp lý thông tin cá nhân (31/05/2021)

>   Nikkei: Việt Nam và Đài Loan gấp rút bảo vệ chuỗi cung ứng (31/05/2021)

>   'ACV không được thu phí xe vào sân bay vì bất cứ lý do gì' (31/05/2021)

>   Đường lậu vẫn tung hoành trên thị trường Việt Nam (31/05/2021)

>   Ai sẽ lên ngôi 'vua' trong cuộc đại chiến cà phê tỷ đô? (30/05/2021)

>   Bông sợi và lao động cưỡng bức: Cảnh báo cho hàng dệt may Việt Nam (30/05/2021)

>   Sở hữu kỳ nghỉ 'kiểu mới' và... rủi ro mới (30/05/2021)

>   Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn: nhiều nhà thầu có thể bị đưa vào 'danh sách đen' (30/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật