Thứ Ba, 25/05/2021 17:59

Góc nhìn 26/05: Hạn chế mua đuổi?

Chỉ số VN-Index tiếp tục ghi nhận phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp, dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và thị trường tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ, Aseansc cho rằng nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi, và xem xét chốt lời ở những cổ phiếu đã tăng mạnh, nhất là khi đây đã là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của chỉ số.

Có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh ngắn hạn

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): VN-Index tăng dần từ đầu phiên sáng đến cuối phiên chiều 26/05 và hiện đã vượt lên trên ngưỡng 1,300. Dòng tiền đầu tư giảm nhẹ nhưng vẫn có 12/19 nhóm ngành tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên cả 2 sàn HOSEHNX. Ngoài ra, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái cân bằng với thanh khoản suy giảm so với phiên hôm trước. Theo đánh giá của BSI, VN-Index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh ngắn hạn để xác định xem ngưỡng 1,300 có được giữ vững hay không.

Áp dụng chiến lược giải ngân theo xu hướng

CTCK Đông Á (DAS): Giá trị giao dịch toàn thị trường vẫn ở mức cao trong phiên 25/05, thị trường vẫn tăng khá lành mạnh khi không có nhóm cổ phiếu nào quá nóng mà sự tăng trưởng giá cổ phiếu luân phiên diễn ra ở các nhóm ngành. Nhóm ngành cổ phiếu tài chính vẫn đang dẫn dắt thị trường, bao gồm các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán có kết quả kinh doanh nổi bật trong thời gian vừa qua.

Dòng tiền đã lan tỏa sang nhóm cổ phiếu có giá chưa tăng, dù có kết quả kinh doanh khá ổn định nhưng giá chưa chạy theo thị trường trong nhịp vừa quá, nay trở thành những mục tiêu thu hút nhà đầu tư mua thăm dò. Vùng giá VN-Index 1,300 điểm được vượt qua dễ dàng và đang trở thành cảm hứng cho nhà đầu tư tiếp tục giải ngân.

DAS khuyến nghị nhà đầu tư có thể áp dụng chiến lược giải ngân theo xu hướng, quan tâm nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt nhưng chưa tăng giá nhiều, và những cổ phiếu bluechip đã điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ.

Hạn chế mua đuổi

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch 25/05, chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tích cực, đóng cửa tăng gần 11 điểm, mức gần cao nhất trong ngày, nhờ lực kéo đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng như VCB (tăng 2.4 điểm), BID (tăng 0.8 điểm), TCB (tăng 0.6 điểm), ACB (tăng 0.4 điểm), và MBB (tăng 0.8 điểm). Thanh khoản HOSE ở mức gần 680 triệu cp (giảm 5%), giá trị hơn 21,200 tỷ đồng (giảm 10%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (212 mã tăng/ 193 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ bán ròng hơn 86 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào FUESSVFL, DXG, CTG, và HPG.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến xanh thứ 5, với giá đóng cửa nằm ngoài dải ‘Bollinger band’ trên, là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1,310 - 1,315 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,320 - 1,325 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1,300 - 1,305 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,290 - 1,295 điểm.

Chỉ số VN-Index tiếp tục ghi nhận phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp, dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và thị trường tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ, Aseansc cho rằng nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi, và xem xét chốt lời ở những cổ phiếu đã tăng mạnh, nhất là khi đây đã là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của chỉ số. Dưới góc độ của người mua, nhà đầu tư có thể xem xét tham gia thị trường với tỷ trọng nhỏ ở những phiên điều chỉnh kỹ thuật.

Chờ đợi những nhịp điều chỉnh

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): VN-Index tăng điểm phiên thứ năm liên tiếp và hiện kết phiên 25/05 ở ngay dưới ngưỡng 1,310 điểm. Thanh khoản trong phiên 25/05 có sự suy giảm và thấp hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư có sự thận trọng hơn ở vùng giá cao hiện tại nên không giải ngân mạnh như các phiên trước đó nữa. Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index vẫn đang nằm trong sóng tăng 5 với target của đợt tăng này là trong khoảng 1,320-1,325 điểm (fibonacci retracement 161.8% sóng điều chỉnh 4) nên xác suất để thị trường tăng điểm trong phiên 25/05 tới được đánh giá cao hơn.

Theo đó, trong phiên giao dịch tiếp theo 26/05, thị trường có thể sẽ tiếp tục tăng điểm để hoàn thành sóng tăng 5. Nhà đầu tư đã mua vào các vị thế ngắn hạn khi thị trường điều chỉnh về quanh ngưỡng 1,250 điểm (MA20) trong phiên 18/5 tiếp tục nắm giữ và có thể canh chốt lời nếu thị trường có nhịp tăng tiến vào vùng kháng cự trong khoảng 1,320-1,325 điểm (fibonacci retracement 161.8% sóng điều chỉnh 4). Nhà đầu tư với tỷ trọng tiền mặt lớn hạn chế mua đuổi và chờ đợi những nhịp điều chỉnh về các mức giá hấp dẫn hơn.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 25/05: Hướng đến vùng 1,320-1,325 điểm (24/05/2021)

>   Agriseco Research: Cân bằng cung cầu điện nhờ bùng nổ các dự án năng lượng tái tạo (24/05/2021)

>   Nên mua hay bán NLG, KBC, ACB và TNG? (24/05/2021)

>   Góc nhìn tuần 24-28/05: Hướng về ngưỡng 1,300 điểm? (23/05/2021)

>   Góc nhìn 21/05: Chốt lời? (20/05/2021)

>   Cổ phiếu ngân hàng có còn “nổi sóng”? (20/05/2021)

>   Góc nhìn 20/05: VN-Index hướng đến mốc 1,300? (19/05/2021)

>   Góc nhìn 19/05: Tăng điểm trở lại? (18/05/2021)

>   Góc nhìn 18/05: Kiểm định vùng hỗ trợ 1,250-1,255 điểm? (17/05/2021)

>   Có nên mua BWE, VCB và SZC? (17/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật