Thứ Hai, 24/05/2021 16:43

Danameco không muốn chia cổ tức 2020, tiếp tục rót thêm 50 tỷ đồng đầu tư sản xuất

Trong năm 2020, Tổng Công ty cổ phần Y tế Danameco (HNX: DNM) đã rót tổng cộng trên 141 tỷ đồng cho phân xưởng sản xuất khẩu trang, mua máy móc thiết bị… Năm nay, số tiền đầu tư dự kiến đạt 50 tỷ đồng.

Tiếp tục đầu tư

Cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 của DNM dự kiến tổ chức vào ngày 10/6 tới. Theo tài liệu họp, HĐQT sẽ trình cổ đông phương án đầu tư năm 2021 với số tiền 50 tỷ đồng, dùng cho hệ thống kho 2 tầng nhà máy Quảng Nam.

Nguồn: DNM

Nhìn lại, trong năm 2020, DNM đã rót tổng cộng trên 141 tỷ đồng cho phân xưởng sản xuất khẩu trang, mua máy móc thiết bị… Việc mạnh dạn đầu tư vào thời điểm dịch bùng phát góp phần đáng kể cho kết quả kinh doanh đột biến của DNM. Cụ thể, Công ty đem về trên 700 tỷ đồng doanh thu và 37 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2020, gần gấp đôi và 4.3 lần kết quả 2019.

Không chia cổ tức 2020

Dù vậy, DNM dự kiến không chia cổ tức 2020 để ưu tiên đầu tư. Hơn 37 tỷ đồng lợi nhuận sẽ chia vào quỹ phát triển sản xuất (80%) và quỹ khen thưởng phúc lợi (20%). Nếu hoàn thành mục tiêu lợi nhuận 2021, tỷ lệ chia cổ tức cho năm 2021 dự kiến là 5%. Đến hiện tại (24/05), DNM vẫn chưa công bố các chỉ tiêu cụ thể cho năm 2021.

Sau quý đầu năm, DNM ghi nhận doanh thu thuần 71 tỷ đồng và lãi ròng 4.6 tỷ đồng, lần lượt giảm 45% và 44% so với quý 1/2020.

Về chiến lược lâu dài, DNM kỳ vọng mở rộng thị trường cho sản phẩm vật tư tiêu hao, đặc biệt là khẩu trang y tế dùng 1 lần, trang phục bảo hộ, trang phục phẫu thuật. Công ty muốn là đại lý phân phối độc quyền sản phẩm của các hãng chuyên về sản phẩm y tế nổi tiếng như Rvent (Thổ Nhĩ Kỳ), Allmed (Đức), Vadi (Đài Loan)… Cùng với đó là đẩy mạnh xuất khẩu sang ra thị trường nước ngoài.

Theo đánh giá của phía DNM, kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn đối mặt với những khó khăn và bất ổn. Với chính sạch mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài cùng sự phát triển mạnh về nhu cầu trang thiết bị y tế đã tạo ra sự cạnh trnah ngày càng gay gắt giữ các công ty trong cùng lĩnh vực. Ngành trang thiết bị y tế cũng chịu sức ép của tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng, đòi hỏi chi phí cho trang thiết bị, kỹ thuât, cơ sở hạ tầng,…

Cổ phiếu đi ngang sau giai đoạn tăng nóng trong 2020

Mặt khác, cổ phiếu DNM đi ngang suốt 6 tháng gần đây, kể từ sau giai đoạn tăng mạnh hồi đầu năm 2020 – thời điểm bùng phát dịch Covid lần đầu tiên. Cụ thể, DNM chủ yếu dao động từ 37,000 đồng/cp – 52,000 đồng/cp từ cuối năm 2020 đến nay. Kết phiên 24/05, giá cổ phiếu DNM dừng ở mức 42,100 đồng/cp.

Diễn biến giá cổ phiếu DNM từ năm 2020 đến nay

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   Tăng trưởng lợi nhuận bất động sản KCN phân hóa trong quý đầu năm 2021 (25/05/2021)

>   NDX: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng chốt thực hiện quyền trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt (20/05/2021)

>   VIE: Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (24/05/2021)

>   PTI: Điều lệ tổng công ty thay đổi lần thứ 13 (24/05/2021)

>   DAR: Nghị quyết Hội đồng quản trị (24/05/2021)

>   FT1: Thông báo về việc công bố toàn văn Điều lệ Công ty và các Quy chế bổ sung, sửa đổi năm 2021 trên trang thông tin điện tử của Công ty (24/05/2021)

>   DHC: Báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn (24/05/2021)

>   GIL: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (24/05/2021)

>   SSI: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (24/05/2021)

>   SSI: Điều lệ công ty (24/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật