Thứ Ba, 25/05/2021 09:00

Tăng trưởng lợi nhuận bất động sản KCN phân hóa trong quý đầu năm 2021

Ba tháng đầu năm 2021, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời vẫn còn hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc từ năm trước, nền kinh tế Việt Nam nhìn chung đã có một quý tăng trưởng. Nhờ đó, nhu cầu sử dụng bất động sản (BĐS) KCN cũng ngày một tăng cao, kéo theo kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp trong ngành khởi sắc hơn.

Theo dữ liệu VietstockFinance, 17 doanh nghiệp BĐS KCN trên sàn ghi nhận gần 9,989 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 1/2021, tăng 24% so với quý 1/2020. Về lợi nhuận, tổng lãi ròng của 17 doanh nghiệp này đạt hơn 2,070 tỷ đồng, gấp 2.4 lần cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 1/2021 của 17 doanh nghiệp BĐS KCN. Đvt: Tỷ đồng
*Quý 2 NĐTC 2020-2021. Nguồn: VietstockFinance

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, GDP cả nước quý 1/2021 tăng 4.48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 3.68% trong quý 1/2020. Riêng khu vực công nghiệp tăng 6.5%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò là động lực chính với mức tăng 9.45%, đóng góp 2.2 điểm %. Chính sự tăng trưởng này đã trở thành động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS KCN trong 3 tháng đầu năm 2021 thông qua việc làm tăng nguồn cầu thuê đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn (NXXS) tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

 💡 Khai giảng: 26/05/2021

💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Tìm hiểu ngay

Số liệu từ JLL Việt Nam, dù toàn bộ tỉnh Hải Dương bị phong tỏa để kiểm soát dịch bệnh nhưng nhờ làn sóng FDI cuối năm trước, tỷ lệ lấp đầy tại các KCN ở khu vực miền Bắc trong quý 1/2021 vẫn được duy trì ở mức 75% đối với đất thuê và 98% đối với NXXS. Trong khi đó, tỷ lệ này ở khu vực phía Nam lần lượt là 86% và 82%.

Không những tỷ lệ lấp đầy ở mức cao, giá thuê tại các KCN cũng nằm trên đà tăng nóng của thị trường bất động sản quý 1, bình quân giá đất công nghiệp cả nước tăng 8.1% so với cùng kỳ 2020. 

Nhờ đó, một số doanh nghiệp như Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (HOSE: BCM), CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA), Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) đều ghi nhận tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm nhờ doanh thu chủ yếu từ mảng kinh doanh chính  BĐS KCN.

Tiềm năng về nguồn thu khổng lồ từ các KCN là vậy nhưng không phải doanh nghiệp nào trong ngành cũng có thể tận dụng được. Cụ thể, một số doanh nghiệp lại ghi nhận tăng trưởng nhờ thu nhập tài chính biến động hoặc thông qua tiết giảm các loại chi phí.

Như, CTCP Khu công nghiệp Hiệp Phước (UPCoM: HPI) ghi nhận lãi ròng quý 1 gấp hơn 65 lần cùng kỳ nhưng chủ yếu lại đến từ lãi tiền gửi và cho vay. Còn ở trường hợp CTCP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (HNX: IDV), lãi ròng tăng 18% phần lớn là nhờ khoản hoàn nhập dự phòng chi phí tài chính.

CTCP Thống Nhất (HNX: BAX) dù có doanh thu thuần tăng mạnh nhưng chủ yếu đến từ việc bán đất nền, nhà ở tại Khu Trung tâm dịch vụ chứ không phải đến từ hoạt động cho thuê.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng không đồng đều giữa các doanh nghiệp trong ngành có thể kể đến diện tích cho thuê lại có sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp  khi trong quý 1, cả nước không có thêm nguồn cung mới về đất lẫn NXXS.

Giá đất tăng tuy giúp các KCN tăng giá thuê nhưng đồng thời đây cũng là con dao hai lưỡi khi khiến các doanh nghiệp gặp khó trong công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến tình trạng đền bù “da beo” tại các KCN.

CTCP Long Hậu (HOSE: LHG) là một trong nhiều doanh nghiệp BĐS KCN có hoạt động kinh doanh bị “kìm kẹp” bởi ảnh hưởng từ tiến độ giải phóng mặt bằng khi dự án Long Hậu 3 của Công ty đến nay vẫn bị đình trệ và chậm tiến độ. Trong 3 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của Công ty chỉ ghi nhận hơn 110 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ. Lãi ròng theo đó cũng giảm 48%, còn 33 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của LHG từ 2019 đến nay. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Với làn sóng FDI từ các công ty công nghệ đang rót vào Việt Nam ngày càng nhiều, không ít địa phương đã thúc đẩy việc thành lập và mở rộng các KCN thông qua công tác tạo quỹ đất sạch.

Đối với khu vực phía Nam, việc mở rộng quỹ đất vẫn chủ yếu diễn ra tại các tỉnh vệ tinh quanh TP.HCM như Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong khi đó, ở phía Bắc, các tỉnh không tiếp giáp Hà Nội như Bắc Giang, Vĩnh Phúc bắt đầu được chú ý khi giá đất trong quý đầu năm 2021 tại các tỉnh này đã tăng 8%-10% so với cùng kỳ 2020.

Khi những vướng mắc về nguồn cung đất sạch dần được tháo gỡ, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS KCN được dự báo sẽ vô cùng tích cực.

So sánh nguồn cung và giá thuê tại các tỉnh tập trung KCN ở khu vực phía Nam
Nguồn: JLL Việt Nam

Bất động sản công nghiệp có còn tiềm năng trong năm 2021?

Hà Lễ

FILI 

Các tin tức khác

>   NDX: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng chốt thực hiện quyền trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt (20/05/2021)

>   VIE: Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (24/05/2021)

>   PTI: Điều lệ tổng công ty thay đổi lần thứ 13 (24/05/2021)

>   DAR: Nghị quyết Hội đồng quản trị (24/05/2021)

>   FT1: Thông báo về việc công bố toàn văn Điều lệ Công ty và các Quy chế bổ sung, sửa đổi năm 2021 trên trang thông tin điện tử của Công ty (24/05/2021)

>   DHC: Báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn (24/05/2021)

>   GIL: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (24/05/2021)

>   SSI: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 (24/05/2021)

>   SSI: Điều lệ công ty (24/05/2021)

>   TCH: Điều lệ công ty sửa đổi (24/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật