Thứ Sáu, 09/04/2021 20:11

Thị trường bán lẻ TP.HCM không có thêm nguồn cung mới nào trong quý 1

Giá thuê tại các trung tâm thương mại TP.HCM được dự đoán sẽ giữ nguyên hoặc tăng nhẹ ở một vài dự án tốt, trong khi tỷ lệ trống sẽ tiếp tục được cải thiện từ nay cho đến cuối năm 2021.

Tại các trung tâm thương mại, xu hướng khách thuê chủ chốt là thời trang và phụ kiệnẢNH: MAI KHANH

Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn, Công ty CBRE Việt Nam vừa có nhận định như trên về thị trường bán lẻ TP.HCM quý 1/2021 và triển vọng của thị trường này trong thời gian tới.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu, trong quý 1/2021, thị trường bán lẻ TP.HCM không có nguồn cung mới nào, vẫn giữ nguyên tổng diện tích thực thuê 1.049.023 m2. Từ nay đến hết năm 2025, thị trường kỳ vọng đón thêm hơn 550.000 m2 diện tích bán lẻ mới. Tuy nhiên, kế hoạch khai trương của hầu hết các trung tâm thương mại bị ảnh hưởng rất nhiều do nhu cầu thuê mặt bằng chưa phục hồi toàn diện.

Quý 1/2021, tỷ lệ trống tại các trung tâm thương mại ngoài khu trung tâm được cải thiện 0,16 điểm % trong khi khu vực trung tâm thành phố tăng nhẹ 0,45 điểm % so với quý trước. Tuy nhiên, do nguồn cung hạn hẹp nên các diện tích trống mới sẽ nhanh chóng được lấp đầy trong 1 - 2 quý sau, CBRE nhận định.

Giá chào thuê của các trung tâm thương mại vẫn ổn định ở khu vực trung tâm và tăng nhẹ 0,7% ở ngoài khu trung tâm thành phố. Trung bình toàn thị trường, giá chào thuê đã trở lại giai đoạn trước dịch Covid-19 và đa số chủ đầu tư sẽ chờ thị trường phục hồi thêm trước khi có quyết định tăng giá trở lại.

Thị trường bán lẻ TP.HCM ghi nhận mở mới thương hiệu theo chuỗi thuộc về ngành hàng ăn uống, thời trang và phụ kiện. Uniqlo vừa khai trương thêm cửa hàng thứ tư rộng 2.000 m2 tại Vạn Hạnh Mall (Quận 10) và Decathlon sẽ sớm mở thêm cửa hàng thứ hai tại Mega Mall Thảo Điền (TP Thủ Đức).

Tại các trung tâm thương mại, xu hướng khách thuê chủ chốt là thời trang và phụ kiện sẽ tiếp tục trong giai đoạn tới ở khu vực ngoài trung tâm thành phố. Ngoài ra, nhóm ngành hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi sẽ tiếp tục được mở rộng thêm theo hướng phát triển tại các khu vực đông dân cư.

Đại diện CBRE Việt Nam dự đoán, số lượng thương hiệu mới gia nhập vào Việt Nam sẽ không cao, lý do vì ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn trên thế giới và đa số các thương hiệu chú trọng đến việc cải thiện kinh doanh trước khi có kế hoạch mở rộng thêm tại các thị trường mới.

Mai Vọng

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Việt Nam có nguy cơ trở thành 'công xưởng' sản xuất hàng giả (09/04/2021)

>   Sacombank và Bamboo Airways hợp tác toàn diện  (09/04/2021)

>   Bộ GTVT: Chưa tính đến việc áp giá sàn vé máy bay (09/04/2021)

>   Nguy cơ nợ xấu từ hàng chục dự án BOT có số thu thấp hơn dự kiến (09/04/2021)

>   Trịnh Sướng thu lợi hơn 102 tỉ đồng từ xăng giả (09/04/2021)

>   Xóa ách tắc trong giải ngân vốn ODA (09/04/2021)

>   Vì sao chưa tiêm đồng loạt vắc xin Covid-19? (09/04/2021)

>   Kỳ vọng với các tân bộ trưởng khối kinh tế (08/04/2021)

>   TP.Thủ Đức đề xuất thành lập 4 Trung tâm, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu làm rõ sự cần thiết (08/04/2021)

>   Việt Nam trở thành 'công xưởng' sản xuất giày dép thế giới (08/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật