Phân tích kỹ thuật luận chiến: Theo dấu dòng tiền
Nhiều nhà đầu tư thất bại vì đi ngược lại dòng tiền thị trường. Muốn thành công, bạn phải có những công cụ giúp nắm bắt hướng đi của dòng tiền và theo chân nó.
* Phân tích kỹ thuật luận chiến: Công cụ “lùa gà”?
* Phân tích kỹ thuật luận chiến: Dài ngắn do mình
* Phân tích kỹ thuật luận chiến: Predict và react phải cùng song hành
Nguồn: Internet
Hai cách tư duy về dòng tiền
Chúng ta cần hiểu dòng tiền theo hai hướng riêng biệt: dòng tiền bơm vào/rút ra thị trường chung và dòng tiền bơm vào/rút ra khỏi từng mã. Bởi vì với mỗi cách hiểu khác nhau sẽ có những chỉ báo khác nhau.
Trong cách hiểu thứ nhất, các nhà phân tích thường dùng Negative Volume Index (NVI) hoặc On Balance Volume (OBV) để đo lường.
Trong cách hiểu thứ hai, Relative Strength (RS) lại rất được ưa chuộng.
Dĩ nhiên, sẽ rất lý tưởng nếu nhà đầu tư mua vào đúng vào lúc dòng tiền đang bơm vào thị trường chung và mua đúng mã đang được dòng tiền bơm mạnh.
Nhận biết sự dịch chuyển của “dòng tiền thông minh”
Negative Volume Index (NVI) là một chỉ báo tích lũy sử dụng sự thay đổi về khối lượng để quyết định sự dịch chuyển của “dòng tiền thông minh”. NVI hoạt động theo giả định: dòng tiền thông minh sẽ dịch chuyển ở những ngày có khối lượng giảm và không thay đổi ở những ngày có khối lượng tăng.
Khóa học Online
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
Bí quyết MUA - BÁN chứng khoán
💡 Khai giảng: 10/5/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 50% ++
Hotline: 0908 16 98 98
>> Đăng ký ngay
|
NVI được phát triển bởi Paul Dysart vào những năm 1930 và trở nên nổi tiếng vào những năm 1970 sau khi xuất hiện trong cuốn sách của Norman Fosback có tựa đề "Stock Market Logic".
Chỉ báo này chỉ mới được công nhận và sử dụng rộng rãi kể từ năm 1990 đến nay nhưng hiệu quả của nó là rất đáng kể. NVI hiệu quả cả ở các thị trường phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu…) cũng như các thị trường mới nổi (Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia…). Vì vậy, việc ứng dụng NVI trong phân tích là hết sức cần thiết đối với các nhà đầu tư Việt Nam.
NVI giả định rằng vào những ngày có khối lượng giao dịch tăng, những nhà đầu tư theo đám đông (uninformed investor) đang tham gia thị trường. Ngược lại, vào những ngày có khối lượng giao dịch giảm thì “dòng tiền thông minh” lại dịch chuyển một cách lặng lẽ trên thị trường. Vì vậy, NVI cho thấy sự dịch chuyển của “dòng tiền thông minh”.
Đối với các thị trường mới nổi, nhà đầu tư có thể dùng đường EMA 20 ngày để nhận biết dòng tiền thông minh ngắn hạn. Khi NVI giảm liên tục và đặc biệt là phá vỡ đường EMA 20 ngày sẽ khiến cho khả năng tăng trưởng bị giảm sút nghiêm trọng. Đặt biệt, nếu trạng thái này tiếp tục duy trì trong những phiên tiếp theo thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ tăng lên.
Khi chỉ số này vượt lên trên đường EMA 20 ngày cũng chứng tỏ dòng tiền và xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu đã phục hồi và tăng trưởng. Ví dụ kinh điển là giai đoạn từ đầu tháng 08/2020 đến cuối tháng 01/2021. Trong giai đoạn này, chỉ số vẫn xuất hiện những phiên rung lắc mạnh. Bên cạnh đó, những chỉ báo xu hướng như MACD hay chỉ báo dao động Stochastic Oscillator đã có lúc xuất hiện tín hiệu bán.
Tuy nhiên, chỉ báo NVI vẫn liên tục nằm trên đường EMA 20 ngày chứng tỏ dòng tiền và xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn chưa bị đảo ngược, do đó nhà đầu tư chưa cần thiết bán ra khi dòng tiền thông minh vẫn đang ổn định. Ngay sau đó, như mọi người đều biết, VN-Index tiếp tục tăng điểm bất chấp những hoài nghi của cộng đồng đầu tư.
Đây là minh chứng chân thật nhất về hiệu quả của đường NVI ở thời điểm hiện tại. Chỉ báo này có thể giúp cho nhà đầu tư nhận biết được cách dịch chuyển của dòng tiền thông minh. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra các chiến lược giao dịch phù hợp.
Nguồn: VietstockUpdater
Dòng tiền đang rót vào cổ phiếu nào?
David Keller, CMT là một trong những chuyên gia được kính trọng nhất trong giới phân tích tài chính quốc tế. David Keller từng đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Nghiên cứu của Fidelity Investment, chuyên gia phân tích kỹ thuật cao cấp cho Bloomberg… Ông cũng là cựu chủ tịch của Hiệp hội Phân tích kỹ thuật Hoa Kỳ (CMT Association).
David Keller (ngồi bên phải) đối thoại cùng Brett Villaume tại Hội nghị thường niên của CMT Association. Nguồn: CMT Association
Chỉ báo Relative Strength so sánh sự thay đổi giá của một chứng khoán với sự thay đổi giá của một chứng khoán/chỉ số cơ sở (thường là chỉ số thị trường chung). Thông thường, Relative Strength được sử dụng để so sánh mức sinh lời của một cổ phiếu với chỉ số thị trường (DJIA, S&P 500, Nasdaq...)
Ngoài ra, Relative Strength cũng có thể được sử dụng để so sánh với chỉ số ngành. Điều này có thể xác định xem một cổ phiếu đang mạnh hay yếu hơn các cổ phiếu trong cùng ngành.
Chỉ số Relative Strength có tầm quan trọng to lớn đối với các tổ chức. Nó giúp họ tìm được các cổ phiếu tăng nhiều hơn khi thị trường tăng (bull market) và giảm ít hơn khi thị trường giảm (bear market).
Khi Relative Strength nằm trên đường EMA 20 ngày chứng tỏ cổ phiếu đang mạnh hơn (outperform) thị trường chung và nhiều khả năng dòng tiền đang bơm mạnh vào cổ phiếu đó. Đồ thị của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) sẽ cho chúng ta một ví dụ thuộc loại kinh điển trên thị trường.
Suốt từ tháng 04/2020 đến nay, đường Relative Strength dành hầu hết thời gian nằm trên EMA 20 ngày. Điều này cho thấy dòng tiền bơm vào cổ phiếu này rất mạnh và đây là nguyên nhân lý giải cho những đợt tăng mạnh đáng kinh ngạc. Giá cổ phiếu HSG đã tăng từ mức khoảng 5,000 lên hơn 30,000 chỉ trong vòng hơn 12 tháng một chút.
Nguồn: VietstockUpdater
Nói tóm lại, bên cạnh việc phân tích triển vọng ngành kinh tế, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp thì nhận thức về hướng đi của dòng tiền là một kỹ năng không thể thiếu để thành công trên thị trường chứng khoán.
Thế Phong
FILI
|