Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/04: Hướng đến vùng 1,250-1,260 điểm
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 12/04/2021, VN-Index tăng điểm trở lại sau phiên giằng co vào cuối tuần trước. Nhiều khả năng chỉ số sẽ tiến lên test vùng 1,250-1,260 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%) trong thời gian tới.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 12/04/2021, VN-Index tăng điểm trở lại sau phiên giằng co vào cuối tuần trước. Nhiều khả năng chỉ số sẽ tiến lên test vùng 1,250-1,260 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%) trong thời gian tới.
Nếu vượt hoàn toàn được vùng kháng cự này thì đà tăng của chỉ số sẽ được củng cố mạnh mẽ. Chỉ báo MACD tiếp tục duy trì đà tăng sau khi cho mua vào đầu tháng 04/2021 chứng tỏ tình hình đang khá khả quan.
Chỉ báo Relative Strength Index đảo chiều và đang tiến gần trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 03/2020). Nếu chỉ báo có thể vượt hoàn toàn được kháng cự này thì khả năng tăng điểm của chỉ số sẽ được tăng cao.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 12/04/2021, HNX-Index tạm dừng với cây nến thân nhỏ trong vùng giao dịch dày đặc (congestion zone). Điều này cho thấy bên mua và bên bán vẫn đang khá cân bằng. Mọi xu hướng tiếp theo của HNX-Index chỉ được xác nhận khi chỉ số rời khỏi vùng này.
Tín hiệu phân kỳ giá xuống (bearish divergence) xuất hiện ở các chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator cho thấy rủi ro điều chỉnh đang tăng cao. Vùng 280-285 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%) sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu HNX-Index sụt giảm mạnh bất ngờ.
DPM - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP
Giá cổ phiếu đã tiến lên test vùng đỉnh cũ tháng 01/2018 (19,500-21,000). Bên cạnh vùng đỉnh cũ tháng 01/2018, đây cũng là vùng hội tụ của nhiều đỉnh cũ khác trong quá khứ nên độ tin cậy là khá cao.
Khối lượng giao dịch giảm dần kể từ khi giá tiếp cận vùng kháng cự 19,500-21,000 cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Bên cạnh đó là sự xuất hiện liên tiếp của các cây nến Hammer và High Wave Candle cho thấy tâm lý giằng co của các nhà đầu tư trước ngưỡng kháng cự này.
Chỉ báo MACD xuất hiện tín hiệu bán và chỉ báo Relative Strength Index điều chỉnh sau khi test ngưỡng 70. Những điều này cho thấy rủi ro sụt giảm đang gia tăng.
Nếu giá cổ phiếu xuất hiện điều chỉnh mạnh bất ngờ thì vùng hội tụ các đường SMA 50 ngày và đường SMA 100 ngày sẽ là hỗ trợ quan trọng của giá cổ phiếu DPM.
POW - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP
Giá cổ phiếu POW đang test lại trendline giảm ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 01/2021). Đây sẽ là thử thách trong ngắn hạn của POW. Nếu vượt hoàn toàn được vùng này thì đà tăng của chỉ số sẽ được củng cố mạnh mẽ.
Chỉ báo Relative Strength Index đã vượt lên trên trendline giảm ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 01/2021) nên khả năng tăng vượt trendline của giá cổ phiếu POW đang là khá cao. Chỉ báo MACD đã tăng vượt ngưỡng 0 và cho tín hiệu mua, qua đó chứng tỏ tình hình vẫn đang khá khả quan.
Nhà đầu tư có thể canh mua POW nếu giá cổ phiếu có thể bứt phá hoàn toàn trendline giảm ngắn hạn (tương ứng vùng 14,000-14,500) với mục tiêu gần nhất tại vùng 16,000-16,500 (ngưỡng Fibonacci Projection 161.8% hội tụ cùng đỉnh cũ tháng 03/2019).
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|