Phân tích kỹ thuật luận chiến: Công cụ “lùa gà”?
Phân tích kỹ thuật cũng thường xuyên bị một số thành phần có ý đồ không tốt lấy ra làm công cụ “định hướng suy nghĩ” của nhà đầu tư trên thị trường.
Nguồn: Internet
Không hề có con đường tắt trong đầu tư
Bất kể theo trường phái của Warren Buffett hay George Soros thì bạn đều cần cố gắng rất nhiều. Những quảng cáo theo kiểu “Sử dụng tốt tiếng Anh trong vòng 60 ngày” hay “Tinh thông tiếng Pháp với khóa học XYZ” chắc sẽ không thể khiến nhiều người tin. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng mình có thể trở thành chuyên gia phân tích cơ bản hay trader thành công chỉ sau vài khóa học ngắn ngủi.
Khóa học Online
ĐỌC HIỂU
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
💡 Khai giảng: 12/4/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 60%++
Hotline: 0908 16 98 98
|
Quan điểm trên là một sai lầm tai hại khá phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện nay. Để trở thành nhà đầu tư giỏi, bạn phải liên tục học hỏi thêm kiến thức thông qua sách vở, tham gia các khóa học nâng cao, hội thảo chuyên đề… và quan trọng hơn là sự trải nghiệm với thị trường trong suốt một thời gian dài.
Việc quá hấp tấp, vội vàng trong học hỏi và ứng dụng các kiến thức sẽ rất dễ dẫn đến hệ quả là nhà đầu tư dễ bị rối loạn phương pháp khi đầu tư do hiểu biết chưa đủ rộng và sâu. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể mất luôn niềm tin vào các phương pháp mà mình đang sử dụng. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng trở “gà” mặc cho người khác “lùa” để “vặt lông”.
Cần thận với ngụy biện khái quát hóa vội vã trong phân tích kỹ thuật
Ngụy biện (fallacy) là các cách lập luận sai, vi phạm các quy tắc logic trong suy luận để giành phần lợi trong tranh luận và từ đó có thể biến sai thành đúng, biến đúng thành sai. Ngụy biện khái quát hóa vội vã (hasty generalization hay overgeneralization) là cách ngụy biện trong đó người ta dùng ví dụ cho vài trường hợp đơn lẻ để từ đó khái quát hóa cho số đông.
Câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” có thể coi là một ví dụ điển hình cho cách ngụy biện này. Một người nào đó kể về một vài kinh nghiệm của mình rồi biến nó thành quy luật áp dụng rộng rãi.
Trong phân tích kỹ thuật cũng có trường hợp tương tự như vậy. Người viết xin kể ra ví dụ với công cụ là Stochastic Oscillator. Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều nhà đầu tư đang sử dụng một “kinh nghiệm” là chỉ báo Stochastic Oscillator bắt đầu đi vào vùng overbought là bắt đầu bán mạnh với lý giải là khi đó cổ phiếu đã “quá mua” và tăng nóng rùi.
Trong ví dụ dưới đây của mã cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (HOSE: GEX). Các lần chỉ báo Stochastic Oscillator đi vào vùng quá mua vào tháng 08/2020, tháng 09/2019 và tháng 02/2019 thì đều tăng trưởng tiếp rất mạnh.
Giải pháp hợp lý hơn trong trường hợp này là nhà đầu tư chỉ nên bán ra khi Stochastic Oscillator cắt xuống dưới mức 80 và rơi khỏi vùng overbought.
Nguồn: VietstockUpdater
Nói tóm lại, trước khi áp dụng một phương pháp hay một chỉ báo vào một cổ phiếu cụ thể thì bạn phải test công cụ đó thật kỹ lưỡng với dữ liệu quá khứ của chính cổ phiếu đó. Không thể chỉ bởi vì trong sách viết rằng công cụ đó hiệu quả hoặc ông chuyên gia kia bảo rằng chỉ báo kia hay mà ta đâm đầu làm theo. Làm được điều này thì chúng ta sẽ tránh được rủi ro bị “lùa gà” bởi những đội lái hay “cá mập”.
Không có công cụ nào phù hợp với tất cả các cổ phiếu trên sàn. Điều quan trọng là tìm được các công cụ và phương pháp sử dụng phù hợp với những cổ phiếu mà nhà đầu tư đang có trong danh mục.
* Phân tích kỹ thuật luận chiến: Dài ngắn do mình
* Phân tích kỹ thuật luận chiến: Predict và react phải cùng song hành
Thế Phong
FILI
|