Thứ Tư, 28/04/2021 09:00

Liều thuốc nào giúp doanh nghiệp dệt may “lật ngược thế cờ” trong 2021?

Việc các nhãn hàng sẽ chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do được ký kết, giá sợi tăng kết hợp với việc vaccine Covid-19 đang được triển khai trên toàn cầu dự báo sẽ là liều thuốc bổ trợ tích cực đến nội lực của nhóm ngành dệt may. Kết quả ảm đạm năm 2020 đang dần bị xua tan trước những kỳ vọng đầy tươi sáng trong năm 2021.

Trong tổng số 9 doanh nghiệp dệt may đầu tiên công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 thì có đến 8 doanh nghiệp có triển vọng tươi sáng với kỳ vọng lợi nhuận và doanh thu đồng loạt tăng trưởng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của nhóm doanh nghiệp dệt may. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp
(*) Lãi trước thuế (**) Tổng doanh thu

Đứng đầu nhóm đặt kế hoạch lợi nhuận 2021 “bứt phá” là Tổng CTCP Dệt may Hà Nội (UPCoM: HSM) với lãi sau thuế dự kiến đạt 30 tỷ đồng, gấp 2.5 lần thực hiện năm trước. Bên cạnh đó, doanh thu thuần cũng kỳ vọng tăng 12%, đạt 1,500 tỷ đồng.

HSM nhận định đối với ngành sợi, ngay từ những tháng đầu năm 2021 nhu cầu sợi tăng cao, thị trường tiêu thụ sợi nhiều thuận lợi, giá sợi tăng theo kịp vượt với diễn biến giá bông, do vậy những tháng đầu năm ngành sợi đạt được hiệu quả nhất định. Đối với ngành may, do ảnh hưởng Covid-19 nên ngành may gặp khó khăn, đơn hàng nhiều nhưng đơn giá thấp, nguyên phụ liệu cung cấp không đồng bộ, lao động biến động lớn. Về mảng dệt, dự kiến năm 2021 đặc biệt khó khăn đối với ngành dệt do giá sợi biến động tăng cao liên tục, trong khi giá vải, khăn tăng rất chậm nên những tháng đầu năm các đơn vị đều phải cân đối sản xuất nhận đơn hàng trong tình trạng lỗ để giữ chân người lao động.

Trong giai đoạn 2021-2024, HSM lên kế hoạch đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng Tổng Công ty với tổng mức đầu tư dự kiến là 300 tỷ đồng, dự kiến thực hiện từ năm 2022-2024. Ngoài ra, HSM sẽ đầu tư xây dựng Nhà máy may Nghi Lộc (Nhà máy may số 2) với mức đầu tư là 80 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2021 và đầu tư vào 2 Công ty con trong năm 2021 là CTCP Dệt Hà Đông (9 tỷ đồng) và CTCP Dệt kim (11 tỷ đồng).

Đặt kế hoạch tăng trưởng trong năm 2021 nhưng “liều thuốc” cho CTCP Damsan (HOSEADS) không hẳn chỉ đến từ hoạt động may mặc. Theo ADS, doanh thu dự kiến tăng 15% so với thực hiện năm 2020 chủ yếu đến từ doanh thu bất động sản thu được từ bán nhà liền kề và biệt thự khu đô thị Phú Xuân - Damsan và khu dân cư tại HTX Hữu nghị Phường Bồ Xuyên - TP Thái Bình.

Hay như Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG) cũng đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đồng loạt tăng 7% so với thực hiện năm 2020. Trong bối cảnh thị trường dệt may tại Mỹ được dự báo sẽ tăng lên do nhiều nhãn hàng sẽ chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam do tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, HTG kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong năm 2021 cũng là điều hợp lý bởi kim ngạch xuất khẩu chính trong năm 2020 của HTG chủ yếu ở thị trường Mỹ (chiếm 36%).

Kim ngạch xuất khẩu của HTG trong năm 2020
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2020 của HTG

Năm 2021, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSETCM) dự kiến đem về 4,218 tỷ đồng doanh thu, tăng 22% và 290 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 5% so với thực hiện năm 2020.

TCM cho rằng năm 2021 cũng được xem là cơ hội cho ngành dệt may khi hiệp định thương mại EVFTA được thông qua hồi tháng 8/2020 và bắt đầu phát huy tác dụng khi nhu cầu vải trong nước cao dần, những nhãn hàng lớn cũng đang có xu hướng mua vải tại Việt Nam để sản xuất thay vì phải nhập từ Trung Quốc như trước kia. Ngoài ra, giá sợi những tháng đầu năm 2021 đang tăng dần giúp biên lợi nhuận được cải thiện so với các năm trước. Tuy nhiên, năm 2021 cũng sẽ có những mối nguy nhất định như ảnh hưởng từ dịch Covid-19, mặc dù đã có vaccine nhưng nguồn cung còn khá thấp.

Về chiến lược phát triển trong năm 2021, ông Trần Như Tùng - Phó Chủ tịch HĐQT chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021: “Công ty sẽ đầu tư thêm để mở rộng công suất tại nhà máy Vĩnh Long, quy mô 13 ha. Doanh nghiệp đã xây nhà máy Vĩnh Long 1 trên diện tích 3 ha, nhà máy 2 diện tích 2 ha sắp xây dựng. Phần còn lại, TCM sẽ xây nhà máy đan để đáp ứng nhu cầu vải trong nước do việc thắt chặt của Mỹ và châu Âu với vùng Tân Cương (Trung Quốc), vải Trung Quốc không còn được chuộng”. Ngoài ra, TCM sẽ xem xét để xây thêm nhà máy đan ở vị trí khác và M&A nhà máy nhuộm.

Về phía CTCP May Sông Hồng (HOSEMSH), triển vọng tăng trưởng trong năm 2021 đến từ việc các đơn hàng và khách hàng truyền thống đang bắt đầu quay trở lại với tín hiệu tích cực sau những khó khăn và thử thách đã đối mặt trong năm 2020, Công ty đang nắm bắt cơ hội để đưa các đơn hàng FOB tiếp tục tăng trưởng.

Chuyên sản xuất sợi, CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSESTK) dự kiến mang về gần 2,358 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 248 tỷ đồng lãi sau thuế 2021, lần lượt tăng 34% và 72% so với thực hiện năm 2020.

Nhu cầu về sợi Polyester nói chung và phân khúc hàng thể thao cao cấp vẫn được đánh giá tăng trưởng mạnh mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19. STK dự kiến tỷ trọng sợi tái chế trên doanh thu năm 2021 có thể đạt 50% (năm 2020 đạt 44%). Để gia tăng hiệu quả hoạt động cho toàn Công ty và ổn định doanh thu, lợi nhuận, STK chủ trương trong ngắn hạn sẽ giảm tối đa hao phí trong nhà máy.

Tỷ trọng sợi tái chế trên doanh thu qua các năm của STK

Đi ngược với xu thế chung của toàn ngành, kế hoạch 2021 của CTCP Vải sợi May mặc Miền Bắc (HNXTET) lại khá nhạt nhòa với doanh thu và lãi sau thuế dắt nhau đi lùi. Doanh thu dự kiến chỉ đạt  21 tỷ đồng (giảm 9%) và lãi sau thuế là 5 tỷ đồng (giảm 38% so với thực hiện năm 2020). Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất đặt kế hoạch đi lùi so với toàn ngành.

Theo VNDirect, ngành dệt may sẽ phục hồi hoàn toàn trong quý 4/2021 nhờ nhu cầu bị dồn nén ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam và tận dụng các hiệp định thương mại. Do đặc thù của ngành, sự phục hồi của ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và tốc độ phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

VNDirect kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2021 sẽ phục hồi theo triển vọng phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may Việt Nam năm 2021 vẫn đang trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của Covid-19. Do đó, VITAS dự báo giá trị xuất khẩu dệt may năm 2021 đạt 38 tỷ USD (tăng 10.2% so với cùng kỳ) và sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2022, đạt 42 tỷ USD.

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   ĐHĐCĐ ABS: ‘Khả năng sẽ thu thêm lợi nhuận khi dự án Thành phố sinh thái Năm Sao giai đoạn 2 được mở bán’ (25/04/2021)

>   Chủ tịch Điện Quang: “Người dân và doanh nghiệp ngày càng quen thuộc hơn với các thiết bị và giải pháp thông minh” (24/04/2021)

>   Bức tranh tài chính của BSR vững vàng sau quý 1 (24/04/2021)

>   Cổ đông đặt kỳ vọng lớn vào BSR (24/04/2021)

>   ĐHĐCĐ PVI: 2 tờ trình không được thông qua (28/04/2021)

>   ĐHĐCĐ HQC: Kỳ vọng đến 2023 sẽ giải quyết xong thặng dư vốn âm (24/04/2021)

>   ĐHĐCĐ NKG: Doanh thu 2021 có thể đạt 19 ngàn tỷ đồng vì giá thép vượt kịch bản kế hoạch (24/04/2021)

>   ĐHĐCĐ NLG: Dự kiến tăng trưởng doanh số trung bình 85% giai đoạn 2021-2023 (24/04/2021)

>   ĐHĐCĐ Danh Khôi: Kế hoạch lãi sau thuế 180 tỷ đồng sẽ đến từ những dự án nào? (23/04/2021)

>   CTF: BCTC quý 1 năm 2021 (23/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật