Thứ Sáu, 09/04/2021 15:34

ĐHĐCĐ OPC: Không ủng hộ để khối ngoại thâu tóm

Theo quan điểm của ông Trịnh Xuân Vương - Chủ tịch HĐQT OPC, Công ty sẽ cố gắng duy trì, phát triển, không đánh mất quyền kiểm soát vào tay nhà đầu tư nước ngoài.

Sáng ngày 09/04, CTCP Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021. Cuộc họp có sự tham dự của 100 cổ đông, chiếm 93.58% vốn cổ phần của OPC.

Không ủng hộ để khối ngoại thâu tóm

Ghi nhận trong năm 2020, dù gặp tác động tiêu cực của dịch Covid-19, diễn biến M&A ngành dược vẫn khá sôi động. Có thể kể đến các thương vụ đình đám như Tập đoàn SK (Hàn Quốc) mua 25% vốn của Dược phẩm Imexpharm (IMP), ASKA (Nhật Bản) mua 25% vốn của Dược phẩm Hà Tây (DHT) hay Stada (Đức) nâng sở hữu tại Pymepharco (PME) lên tới 99.53%.

Theo quan điểm của ông Trịnh Xuân Vương - Chủ tịch HĐQT OPC, Công ty luôn cố gắng duy trì hoạt động, phát triển theo kỳ vọng của cổ đông, không để sở hữu rơi vào tay nước ngoài nếu không phải tình huống cần thiết. Về câu chuyện M&A trong ngành dược, ông Vương nhận thấy nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ về công nghệ, tài chính,... từ phía nước ngoài, song đồng thời cũng đánh đổi nhiều thứ. Không ít doanh nghiệp chứng kiến việc thay đổi các vị trí trong Ban lãnh đạo, Ban điều hành, thậm chí thay đổi cơ cấu công ty.

“Doanh nghiệp tầm trung như OPC hay nhiều doanh nghiệp lớn hơn đều mang giấc mơ ‘vươn ra biển lớn’, song theo tôi vẫn chưa thực sự gọi là thành công. Nhiều đơn vị lại quay ra tập trung cạnh tranh thị phần trong nước”, ông Vương chia sẻ.

Ông Trịnh Xuân Vương - Chủ tịch HĐQT phát biểu tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 của OPC diễn ra sáng ngày 09/04

Về tình hình xuất khẩu của phía OPC, ông Nguyễn Chí Linh - Tổng Giám đốc chỉ ra Công ty gặp khó khăn hơn trước rất nhiều bởi rào cản về thủ tục, kỹ thuật. Điều này phần nhiều bởi sự đặc thù của sản phẩm đông dược so với tây dược. Công ty chủ yếu chỉ xuất khẩu cho một số nước khu vực Đông Âu, Liên Xô cũ.

Kế hoạch lãi trước thuế 143 tỷ đồng năm 2021

Về định hướng kinh doanh năm 2021, OPC dự kiến đạt doanh thu 866 tỷ đồng và lãi trước thuế 143 tỷ đồng. Lưu ý rằng kế hoạch này chưa hợp nhất với công ty con - CTCP Dược phẩm TW 25 (UPCoM: UPH).

Kế hoạch kinh doanh năm 2021 của OPC
Nguồn: OPC

Nhìn chung, OPC tiếp tục cố gắng duy trì, phát triển các hoạt động kinh doanh có sẵn. Theo Tổng Giám đốc Linh, Công ty không trực tiếp trồng cây dược liệu mà ký hợp đồng với người dân, do đó tổng diện tích trồng cũng thay đổi theo từng thời điểm. Có những chính sách khuyến khích giúp người dân theo đuổi việc chăm trồng này, về phía OPC sẽ bao tiêu sản phẩm. Song, ông Linh cũng chia sẻ một số trường hợp người dân thấy giá chỗ khác (ví dụ như Trung Quốc) cao hơn thì lại không bán đúng số lượng đã cam kết với Công ty.

Ngoài ra, lãnh đạo OPC chưa đặt nặng quan tâm đối với dòng sản phẩm chức năng. Điều này được lý giải bởi sự cạnh tranh đang cực kỳ khốc liệt. Ước tính chi phí quảng cáo, để tạo chỗ đứng cho 1 sản phẩm trên thị trường có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.

Nâng cổ tức năm 2020 nâng lên thành 30%

Nhìn lại 2020, OPC ghi nhận năm vừa qua khép lại với những cung bậc, thăng trầm của nền kinh tế - xã hội thế giới nói chung trong bối cảnh những bất ổn về chính trị, chiến tranh thương mại…, đặc biệt là đại dịch Covid. Ngoài tác động của dịch bệnh, năm 2020, Việt Nam còn gặp phải sự cực đoan của thời tiết, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung, hạn mặn ở miền Nam, rét đậm ở miền Bắc ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế cũng như mọi hoạt động xã hội. Các doanh nghiệp đã gặp phải những khó khăn “chưa từng có” trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí có những thời gian gián đoạn vì thiếu nguyên liệu, giãn cách xã hội,…

Năm 2020, tổng doanh thu dược phẩm của Việt Nam (bao gồm cả sản xuất và nhập khẩu) chỉ tăng gần 3% so với cùng kỳ, thấp hơn đáng kể mức bình quân 11.8% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2019.

Trước tình hình trên, OPC cho biết đã chủ động thực hiện các giải pháp phù hợp với từng giai đoạn. Từ đó, Công ty hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, đem về hơn 859 tỷ đồng doanh thu (vượt 5%) và 139 tỷ đồng lãi trước thuế (vượt 7%).

Kết quả kinh doanh năm 2020 của OPC
Nguồn: OPC

Với kết quả đạt được, Đại hội đã tán thành đề xuất của HĐQT nâng tỷ lệ chia cổ tức năm 2020 từ mức 20% (thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2020) lên thành 30%. Trong đó, Công ty đã thanh toán đợt đầu tiên tỷ lệ 10%.

Cuộc họp kết thúc với tất cả nội dung đều được thông qua. Trong nhiệm kỳ mới từ 2021-2026, HĐQT của OPC có 9 thành viên, còn BKS có 3 thành viên.

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   Transimex đặt kế hoạch lãi trước thuế 2021 tăng 20% (10/04/2021)

>   SCO: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   L63: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   HLG: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   HJC: Giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ của Công ty Kiểm toán trên BCTC năm 2020 (09/04/2021)

>   VNY: Giải trình vấn đề nhấn mạnh của báo cáo tài chính năm 2020 và báo cáo hợp nhất năm 2020 (09/04/2021)

>   MSB: Quyết định về việc chuyển địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh Tây Ninh (09/04/2021)

>   SDY: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   PTP: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

>   ITS: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (09/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật