Thứ Sáu, 02/04/2021 08:26

Đề xuất không làm đường sắt Bắc - Nam tốc độ 160 - 200 km/giờ

Theo tư vấn, phương án tốc độ 160 - 200 km/giờ không phải là đường sắt tốc độ cao theo định nghĩa của Hiệp hội Đường sắt quốc tế.

* ‘Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chạy 160 - 200 km/giờ không hiệu quả’

* 3 tuyến đường sắt cao tốc: Bao giờ?

Ảnh: Ngọc Thắng

Ngày 1.4, Ban Quản lý dự án đường sắt Bộ GTVT cho biết liên danh tư vấn đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu bổ sung phương án đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam với vận tốc 160 - 200 km/giờ khai thác chung tàu khách, tàu hàng theo đề nghị của Bộ KH-ĐT.

Theo tư vấn, phương án tốc độ 160 - 200 km/giờ không phải là ĐSTĐC theo định nghĩa của Hiệp hội Đường sắt quốc tế (trên tuyến mới xây dựng phải từ 250 km/giờ trở lên và trên tuyến nâng cấp phải từ 200 km/giờ trở lên).

Về khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải, nếu khai thác chung cả tàu khách và tàu hàng ở tốc độ 160 - 200 km/giờ thì nhu cầu vận tải ở cự ly trung bình của đường sắt hiện tại sẽ chuyển sang tuyến đường sắt mới, đồng thời nhu cầu vận tải hành khách đường dài sẽ chuyển sang hàng không. Điều này dẫn đến quá tải đối với tuyến đường sắt mới và hàng không, trong khi tuyến đường sắt hiện có sẽ thừa nhiều năng lực.

Cụ thể, phương án tốc độ 200 km/giờ không đảm bảo tính hấp dẫn và thu hút khách. Nhu cầu vận tải khách nếu so với phương án tốc độ 350 km/giờ ước tính đoạn Hà Nội - Vinh giảm khoảng 7,3%, đoạn Hà Nội - Đà Nẵng giảm 42,1%, đoạn Hà Nội - Nha Trang giảm khoảng 34,4% và đoạn Hà Nội - TP.HCM giảm khoảng 14,3%. Thời gian đi lại cũng kéo dài hơn rất nhiều, như đoạn Hà Nội - TP.HCM kéo dài hơn khoảng 4,2 giờ.

Về chi phí đầu tư, tổng mức đầu tư của phương án 200 km/giờ chạy riêng tàu khách khoảng 46 tỷ USD, thấp hơn khoảng 15 tỷ USD so với phương án chạy 350 km/giờ.

Song trong trường hợp khai thác chung với tàu hàng (dự kiến tốc độ khai thác tàu hàng là 120 km/giờ, tàu khách 200 km/giờ), ngoài các ga hành khách, tuyến đường sắt mới sẽ phải bổ sung 20 ga hàng hóa, 74 ga xép tránh tàu, 4 điểm depot tàu hàng... với chi phí rất lớn, khoảng 56,7 tỷ USD (phương án 350 km/giờ chỉ chở khách, tổng mức đầu tư hơn 58 tỷ USD). Tư vấn cũng cảnh báo, nếu khai thác chung tàu khách và tàu hàng có thể mất an toàn khai thác...

“Phương án tốc độ từ 160 km/giờ đến dưới 200 km/giờ khai thác chung tàu khách và tàu hàng sẽ có chi phí đầu tư và khai thác lớn, nhu cầu vận tải thấp nên hiệu quả không cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Mặt khác, phương án này không phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phương án tốc độ 350 km/giờ chi phí đầu tư không lớn hơn nhiều so với phương án tốc độ 200 km/giờ nhưng giảm đáng kể thời gian đi lại và có khả năng thu hút nhu cầu vận tải cao, phù hợp xu thế phát triển của ĐSTĐC trên thế giới”, tư vấn nêu và kiến nghị đầu tư theo phương án 350 km/giờ.

Mai Hà

Thanh niên

Các tin tức khác

>   ‘Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chạy 160 - 200 km/giờ không hiệu quả’ (01/04/2021)

>   Cuối tháng 4, tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ chạy thương mại? (31/03/2021)

>   Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ đạo gỡ vướng tuyến metro số 1 (30/03/2021)

>   Hóc Môn đề xuất 2 dự án cấp bách hơn 5.000 tỉ đồng (29/03/2021)

>   1,2 triệu tỷ đồng làm giao thông 10 năm tới: Nan đề? (27/03/2021)

>   TP.HCM hẹn trả quyền lợi cho hàng ngàn hộ dân có đất hỗn hợp vào cuối năm (27/03/2021)

>   Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất vẫn “tắc” (27/03/2021)

>   3 tuyến đường sắt cao tốc: Bao giờ? (27/03/2021)

>   Chủ mỏ 'hét' giá cao, cao tốc Bắc - Nam thiếu vật liệu trầm trọng (26/03/2021)

>   Dự án trọng điểm “xếp hàng” trễ hẹn: Trắc trở đường vành đai (25/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật