Thứ Năm, 22/04/2021 18:03

Áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa có quyết định về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc
Áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Theo đó, áp dụng thuế bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm, hợp kim nhôm hoặc không hợp kim ở dạng thanh, que và hình đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm nhập khẩu vào Việt Nam và được phân loại theo mã HS 7604.10.110, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.29.90 có xuất sứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên cơ sở kết quả rà soát lần thứ nhất (mã vụ việc AR01.AD05).

Quyết định này thay thế Quyết định số 2942/QĐ-BCT ngày 28/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Theo Quyết định 1282/QĐ-BCT, các nhà sản xuất, xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mức thuế chống bán phá giá từ 4,39% - 35,58%. Số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá là 18 công ty. Biện pháp chống bán phá giá sẽ có hiệu lực sau 5 ngày kể từ khi ban hành (ngày 20/4/2021).

Áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc - Ảnh 1.
 

Trước đó, ngày 28/9/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2942/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc. 

Theo đó, mức thuế CBPG tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc là từ 2,49% đến 35,58%. Số lượng nhà sản xuất Trung Quốc bị điều tra trong vụ việc là 16 công ty.

Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra vào tháng 1/2019 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 10/2018. Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.

Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các chỉ số như hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và một số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhôm Trung Quốc đang được bán phá giá với biên độ từ 2,49% đến 35,58%, trong một số trường hợp giá bán còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất sau khi bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương mại, kể cả các biện pháp chống bán phá giá.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, lượng nhôm thanh đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 62.000 tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2017. Số liệu này chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước còn lại liên tục giảm qua các năm và đến 2018 chỉ còn chưa đến 5.000 tấn.

Có thể thấy mức thuế chống bán chính thức dao động từ 2,49 đến 35,58% đã phản ánh sự cân nhắc của Bộ Công Thương đối với lợi ích của người tiêu dùng và các ngành công nghiệp hạ nguồn sử dụng sản phẩm nhôm thanh.

Mạnh Đức

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Dịch chuyển khỏi Trung Quốc, doanh nghiệp toàn cầu mua mạnh hàng hoá từ Việt Nam (22/04/2021)

>   Tăng giá bán xi măng: Doanh nghiệp lý giải gì? (22/04/2021)

>   Cựu Giám đốc BV Bạch Mai đã tiếp tay doanh nghiệp móc túi bệnh nhân thế nào? (22/04/2021)

>   Người bị cáo buộc nhận quà của Vũ 'nhôm' là ai? (22/04/2021)

>   Mỹ nhập siêu cao từ Việt Nam, mừng ít lo nhiều (22/04/2021)

>   Môi trường kinh doanh Việt Nam: Kiểm tra, thủ tục làm khó doanh nghiệp (22/04/2021)

>   Kiến nghị tìm hiểu nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến (22/04/2021)

>   Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 có thể cán mốc 600 tỷ USD (22/04/2021)

>   Vũ 'nhôm' tiếp tục bị đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ (21/04/2021)

>   Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 có thể cán mốc 600 tỷ USD (21/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật