Thứ Bảy, 20/03/2021 08:50

Vừa đón tin vui, thế mạnh 8 tỷ USD của Việt Nam bị cảnh báo nguy hiểm

Ngành thủy sản vừa nhận tin vui khi xuất khẩu bật tăng sau một thời gian lao dốc. Song, thế mạnh 8,5 tỷ USD này của Việt Nam lại nhận thêm cảnh báo nguy hiểm khi dịch bệnh trên tôm, cá có nguy cơ gia tăng.

* Số lô hàng thủy sản xuất khẩu bị Trung Quốc trả về 'tăng đột biến'

Tôm, cá tra bị thiệt hại nặng

Báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại ở nước ta là hơn 46.217 ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, so với cùng kỳ năm 2019, diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại khoảng 43.340 ha, cao gấp 1,94 lần; diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại hơn 1.426 ha, gấp gần 5,76 lần, chiếm 25% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước. Ngoài ra, còn có 1.452 ha diện tích nuôi nghêu/ngao, tôm càng xanh và một số loài thủy sản nước ngọt khác bị thiệt hại.

Đáng chú ý, phạm vi và diện tích có tôm thiệt hại hoặc bị mắc bệnh đều tăng so với năm 2019. Theo đó, diện tích tôm bị mắc bệnh tăng 7,4% so với cùng kỳ. Đặc biệt, 76,45% diện tích tôm bị thiệt hại nhưng chưa xác định được nguyên nhân.

Năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt tại tăng gấp gần đôi so với năm 2019

Sang năm 2021, từ đầu năm đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020. Dù diện tích thủy sản nuôi trồng bị thiệt hại giảm mạnh, song ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y - vẫn cảnh báo, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao.

Nguyên nhân được cho là bởi người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp; Các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm.

Ngoài ra, các yếu tố bất lợi như nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường nhanh, mạnh, theo hướng cực đoan,... có thể làm tôm chậm lớn (không lột xác), kém phát triển, sức đề kháng yếu; điều kiện môi trường biến đổi lại tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.

Thủy sản xuất khẩu bị trả về tăng đột biến

Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cho thấy, từ đầu năm 2021 đến nay, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu vi phạm chất lượng an toàn thực phẩm bị trả về tăng đột biến, lên tới 40 lô hàng (năm 2020 chỉ có 14 lô bị trả về).

Đáng chú ý, chỉ hơn hai tháng đầu năm nay, có tới 15 lô thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị trả về, trong khi cả năm 2020 chỉ có 6 lô.

Chia sẻ về vấn đề trên tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021, ông Ngô Hồng Phong - Phó Cục trưởng NAFIQAD (Bộ NN-PTNT) - cho biết, phía Trung Quốc gần đây cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm đã xử lý nhiệt của Việt Nam phát hiện dương tính với bệnh hoại tử, virus đốm trắng.

Chưa kể, các thị trường khác cũng liên tục thay đổi quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu. 

Cơ quan chức năng cảnh báo, nếu không kiểm soát tốt dịch bệnh ở thủy sản nuôi trồng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu

Cụ thể, sản phẩm tôm đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) theo quy định của Hàn Quốc sẽ được miễn kiểm dịch. Tuy nhiên, thời gian xử lý nhiệt lại dài, gây ảnh hưởng đến cảm quan của sản phẩm (màu sắc, mùi vị,... ). Thị trường này cũng bổ sung 5 chỉ tiêu bệnh đối với một số loài/dạng sản phẩm thủy sản. Từ 1/8 tới, các lô hàng xuất khẩu vào Hàn Quốc phải kèm theo chứng thư chứng nhận kiểm dịch đối với 5 bệnh này.

Hay sản phẩm tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Úc phải được kiểm tra, phân hạng tại cơ sở chế biến được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận và kiểm soát; không có các dấu hiệu mắc bệnh; mỗi lô tôm sản xuất (sau chế biến) được lấy mẫu xét nghiệm âm tính đối với virus đốm trắng, đầu vàng...

Để đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, theo ông Phong, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ.

Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến, cho biết, sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại nhiều thị trường. Năm 2020, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 8,5 tỷ USD. Hai tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng, đặc biệt là mặt hàng tôm.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, năm nay xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 8,8 tỷ USD

Tâm An

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Vì sao các kho hàng giả 'khổng lồ' mãi mới bị phát hiện? (20/03/2021)

>   Số lô hàng thủy sản xuất khẩu bị Trung Quốc trả về 'tăng đột biến' (19/03/2021)

>   Dấu hiệu tội phạm, Kiểm toán Nhà nước chuyển 20 vụ sang công an (19/03/2021)

>   BOT Xa lộ Hà Nội sắp thu phí, giá vé bao nhiêu? (19/03/2021)

>   Đề nghị truy tố nguyên Chánh thanh tra Sở Tài chính TP.HCM và 3 đồng phạm (19/03/2021)

>   Điện chạy “bở hơi tai” theo chính sách (19/03/2021)

>   Đề xuất gói 6.000 tỉ đồng đào tạo lại lao động (19/03/2021)

>   Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề xuất thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp nhà nước (18/03/2021)

>   Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng: Sớm đưa ra xét xử vụ án Nhật Cường, Gang Thép Thái Nguyên (18/03/2021)

>   Cước container 'trên trời', nhiều bộ vào cuộc (18/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật