Thứ Hai, 22/03/2021 10:00

Tuần 22-26/03/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: DIG, ELC, KSB, MBB, NAF, NVL, PGV, TPB, VJCVPI.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ DÒNG TIỀN THỊ TRƯỜNG

    💡 Khai giảng: 23/3/2021

   💡 Ưu đãi lên đến: 60%++   

>> ĐĂNG KÝ NGAY

Hotline: 0908 16 98 98

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

DIG - Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

Trong phiên giao dịch ngày 19/03/2021, giá cổ phiếu DIG giằng co mạnh và xuất hiện cây nến có thân nhỏ. Hiện tượng này diễn ra khá thường xuyên chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng trở lại.

Bình quân mua đã bắt đầu lớn hơn bình quân bán trong những phiên cuối tuần. Cho thấy nhà đầu tư lớn bắt đầu quay trở lại cổ phiếu này.

Giá vẫn đang trong quá trình hướng đến đỉnh cũ tháng 01/2021 (tương đương vùng 34,500-36,000). Giới phân tích dự kiến sẽ có rung lắc mạnh tại đây.

ELC - CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông

Trong phiên giao dịch ngày 19/03/2021, khối lượng tiếp tục nằm trên mức trung bình 20 phiên gần nhất cho thấy dòng tiền đang khá mạnh.

Giá cổ phiếu ELC đã tăng trưởng gần như liên tục từ cuối tháng 07/2020 đến nay. Đường SMA 50 ngày đã vượt qua các đường SMA 100 ngày và SMA 200 ngày tạo thành điểm giao cắt vàng (golden cross) trong năm 2020 nên xu hướng dài hạn là xu hướng tăng.

Giá đã phá vỡ hoàn toàn đỉnh cũ tháng 01/2021 (tương đương vùng 12,500-13,000) nên mục tiêu mới của cổ phiếu ELC sẽ là vùng 16,000-17,000.

KSB - CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương

Trong phiên giao dịch ngày 19/03/2021, cây nến gần giống White Marubozu xuất hiện cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá tích cực trong ngắn hạn.

Đỉnh cũ tháng 01/2021 (tương đương vùng 34,500-36,500) sẽ là kháng cự mạnh của giá trong thời gian tới.

Khối lượng giao dịch không ổn định và đang nằm dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất cho thấy khả năng bứt phá kéo dài không lớn.

MBB - Ngân hàng TMCP Quân Đội

Trong phiên giao dịch ngày 19/03/2021, giá cổ phiếu MBB tiếp tục giằng co. Tuy nhiên, trong đợt bứt phá đầu năm 2021, giá đã phá vỡ hoàn toàn đỉnh cũ tháng 01/2021 (tương đương vùng 26,500-27,500).

Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật, vùng trên sẽ trở thành hỗ trợ mạnh của giá nếu có điều chỉnh bất ngờ (thrust down) xảy ra.

Dựa vào nguyên lý đối xứng (symmetry), mục tiêu giá của MBB trong thời gian tới là 33,000-34,000.

NAF - CTCP Nafoods Group

Các mẫu hình nến có bóng mờ dài xuất hiện liên tục trong các phiên giao dịch gần đây cho thấy nhà đầu tư đang khá phân vân.

MACD vẫn đang đi xuống và chưa cho tín hiệu mua nên xu hướng tăng chưa thể trở lại. Tuy nhiên, khối lượng đã tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư bắt đầu chú ý cổ phiếu này trong ngắn hạn.

Vùng 18,000-20,000 sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu giá cổ phiếu điều chỉnh mạnh trong thời gian tới.

NVL - CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va

Chỉ báo Relative Strength Index đã rơi xuống dưới mẫu hình tam giác (triangle) và đang nằm dưới ngưỡng 50. Điều này cho thấy khả năng điều chỉnh đang khá cao. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD cũng đang duy trì đà giảm sau khi cho tín hiệu bán.

Nếu quá trình điều chỉnh tiếp tục trong các phiên tới thì đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 04/2018 (tương đương vùng 75,000-78,000) sẽ là hỗ trợ quan trọng.

Nhà đầu tư có thể canh mua thêm NVL nếu giá cổ phiếu rơi về gần vùng đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 04/2018. Mục tiêu tiếp theo của nhịp tăng tới sẽ là vùng 90,000-95,000.

TCH - CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy

Trong phiên giao dịch ngày 19/03/2021, giá cổ phiếu xuất hiện điều chỉnh với mẫu hình nến Black Closing Marubozu và hiện đang về gần đường SMA 50 ngày.

Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán. Chỉ báo MACD cũng đã xuất hiện trạng thái đảo chiều. Nếu chỉ báo này cũng cho bán thì rủi ro sẽ gia tăng. Nếu giá cổ phiếu rơi xuống dưới đường SMA 50 ngày thì đường trendline ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 11/2020) sẽ là hỗ trợ quan trọng.

Nếu ngưỡng này vẫn được giữ vững thì TCH có thể tiến lên test lại mục tiêu ngắn hạn trong nhịp tăng này là vùng 26,000-27,000 (đỉnh cũ tháng 01/2021). Nhiều khả năng giá cổ phiếu sẽ xuất hiện rung lắc tại đây. Khối lượng giao dịch cần duy trì ổn định ở mức cao để khả năng này có thể xảy ra.

TPB - Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Những cây nến thân nhỏ và mẫu hình nến Doji xuất hiện liên tục ở vùng kháng cự 28,000-29,500 (đỉnh cũ tháng 01/2021). Điều này cho thấy tâm lý giằng co của nhà đầu tư. Xu hướng tiếp theo của cổ phiếu sẽ được xác định khi giá rời khỏi vùng này.

Giá cổ phiếu vẫn đang nằm trên các đường MA quan trọng. Đường SMA 50 ngày nằm trên các đường SMA 100 ngày và đường SMA 200 ngày cho nên xu hướng tăng vẫn đang là xu hướng dài hạn của TPB.

Giá vẫn đang test lại vùng 28,000-29,500 (đỉnh cũ tháng 01/2021). Nếu phá vỡ hoàn toàn vùng này thì theo nguyên lý đối xứng mục tiêu giá của cổ phiếu TPB trong nhịp tăng này sẽ là vùng 34,000-35,000.

VJC - CTCP Hàng không Vietjet

Trong phiên giao dịch ngày 19/03/2021, giá cổ phiếu VJC tạo mẫu hình Black Marubozu và rơi xuống dưới đường SMA 50 ngày. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tăng cao đột biến và vượt mức trung bình 20 phiên gần nhất. Những tín hiệu này cho thấy nhịp giảm có khả năng đã xuất hiện.

Vùng 115,000-125,000 (đáy cũ tháng 01/2021 hội tụ cùng đường SMA 100 ngày) sẽ là hỗ trợ gần nhất của VJC. Đường SMA 200 ngày cũng đang tiến gần vùng này nên độ tin cậy của hỗ trợ là khá cáo.

Đường Relative Strength Index đang về test lại trendline dài hạn (bắt đầu từ tháng 03/2021). Nếu chỉ báo này rơi hoàn toàn khỏi ngưỡng này thì rủi ro điều chỉnh của chỉ số sẽ tăng cao hơn.

VPI - CTCP Đầu tư Văn Phú - INVEST

Sau khi test lại vùng hội tụ các đường MA quan trọng giá cổ phiếu xuất hiện nhịp phục hồi. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn đang duy trì mức thấp (dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất), qua đó cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư

Giá cổ phiếu đang duy trì trên các đường SMA 50 ngày và đường SMA 100 ngày nên xu hướng tăng dài hạn vẫn giữ vững. Đây cũng là hỗ trợ của giá cổ phiếu trong những đợt điều chỉnh.

Chỉ báo Relative Strength Index vẫn đang duy trì trendline tăng dài hạn. Trong thời gian tới, nếu đường này vẫn được giữ vững thì tình hình của chỉ số sẽ khả quan hơn.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22-26/03/2021 (21/03/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/03: VN-Index tạm dừng dưới mức 1,200 điểm (19/03/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 18/03: VN-Index tạo khoảng trống tăng giá (18/03/2021)

>   Ngày 18/03/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (18/03/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/03: Chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu bán (17/03/2021)

>   Phân tích kỹ thuật luận chiến: Công cụ “lùa gà”? (09/04/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/03: VN-Index điều chỉnh tại vùng kháng cự mạnh (16/03/2021)

>   Ngày 16/03/2021: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (16/03/2021)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/03: VN-Index tiếp tục trạng thái giằng co (15/03/2021)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15-19/03/2021 (14/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật