Thứ Hai, 22/03/2021 20:45

Trung Quốc rời 'ngôi vương' nhập khẩu cá tra Việt

Từ vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu cá tra Việt Nam năm 2020, Trung Quốc - Hồng Kông đã tụt xuống hạng 4, sau Mỹ, khối CPTPP và EU trong 2 tháng đầu năm nay.

Ảnh hưởng Covid-19 đẩy kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm mạnh. Ảnh: Công Hân

Ngày 22.3, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tính đến nửa đầu tháng 2 năm nay, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt 13,55 triệu USD (chiếm 8,5% tổng giá trị xuất khẩu cá tra), giảm 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Hồng Kông giảm 40,5%.

Theo VASEP, sự sụt giảm này là hệ lụy của cả năm 2020, xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều cản trở trong đó có dịch Covid-19. Ngay từ đầu năm 2020, việc các nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc quay trở lại sản xuất muộn, gián đoạn giao thương do vi rút Corona đã khiến giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đột ngột giảm sút.

Sang cuối quý 2 và đầu quý 3 năm 2020, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc mới nhộn nhịp trở lại. Tháng 10.2020, giá xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Trung Quốc – Hồng Kông bất ngờ tăng vọt lên mức 2,52 USD/kg. Mức giá này cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước và cao hơn hẳn so với các tháng trong năm, dao động từ 1,55 – 1,65 USD/kg.

Tuy nhiên, sau đó, chính sách kiểm soát dịch bệnh qua đường biên từ phía Trung Quốc tại các cảng, cửa khẩu nhập đối với hàng thực phẩm đã khiến xuất khẩu cá tra Việt Nam và nhiều mặt hàng đông lạnh khác của các nước bị ngưng trệ. Cụ thể, từ quý cuối năm 2020, chính quyền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) là địa phương có đường biên giới giáp với 4 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang của Việt Nam, đã đưa ra một số yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm đông lạnh.

Theo đó, mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu nếu không có đủ 4 loại giấy chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu, chứng nhận khử trùng, thông tin truy xuất nguồn gốc hợp pháp và xét nghiệm axit nucleic âm tính với Covid-19, sẽ không được phép tiêu thụ trên thị trường. Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Quảng Tây qua các cửa khẩu, cảng biển khi bảo quản, tiêu thụ và gia công trên địa bàn phải được nhập kho giám sát tập trung của địa phương, thực hiện lấy mẫu axit nucleic, khử trùng toàn bộ bề mặt hàng hóa, quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Với các sản phẩm đã thực hiện công tác trên tại tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc vẫn phải nhập kho để đối chiếu, sau đó có thể tiêu thụ hoặc gia công...

Năm 2020, có gần 145 doanh nghiệp, hợp tác xã xuất cá tra sang thị trường Trung Quốc, 40 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, trong đó, 3 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Trung Quốc gồm: IDI Corp, Vĩnh Hoàn Corp và TG Fishery. Sang thị trường Hồng Kông có 3 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất là IDI Corp, Vĩnh Hoàn Corp, VDTG Food.

Lam Nghi

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao đao giữa “muôn trùng vòng vây” chi phí (22/03/2021)

>   Đề nghị Ban Bí thư khai trừ Đảng ông Tất Thành Cang (22/03/2021)

>   Doanh nghiệp tư nhân: Không thể lớn, không dám nghĩ lớn! (22/03/2021)

>   Nguồn điện trời cho: Tiềm năng vô tận, đối mặt bất ổn (22/03/2021)

>   Công an, thuế vào cuộc xác minh vụ bán lan đột biến 250 tỉ đồng (21/03/2021)

>   Sắp tham vấn công khai điều tra chống phá giá thép chữ H từ Malaysia (21/03/2021)

>   Doanh nghiệp cần gì ở gói hỗ trợ Covid-19 lần hai (20/03/2021)

>   Doanh nghiệp 'phát nản' với thủ tục hành chính (20/03/2021)

>   Vừa đón tin vui, thế mạnh 8 tỷ USD của Việt Nam bị cảnh báo nguy hiểm (20/03/2021)

>   Vì sao các kho hàng giả 'khổng lồ' mãi mới bị phát hiện? (20/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật