Phân tích kỹ thuật phiên chiều 29/03: Gặp khó tại Falling Window ngày 24/03/2021
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 29/03/2021, VN-Index tạo cây nến tăng điểm. Tuy nhiên, sau khi tiến lên test kháng cự tại mẫu hình Falling Window ngày 24/03/2021, lực bán xuất hiện trở lại và chỉ số đã tạm dừng với cây nến có thân nhỏ, qua đó cho thấy tâm lý của nhà đầu tư vẫn đang giằng co.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 29/03/2021, VN-Index tạo cây nến tăng điểm. Tuy nhiên, sau khi tiến lên test kháng cự tại mẫu hình Falling Window ngày 24/03/2021, lực bán xuất hiện trở lại và chỉ số đã tạm dừng với cây nến có thân nhỏ, qua đó cho thấy tâm lý của nhà đầu tư vẫn đang giằng co.
Falling Window ngày 24/03/2021 sẽ là kháng cự mà chỉ số cần phải vượt qua để nhịp tăng có thể xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, nếu chỉ số xuất hiện điều chỉnh mạnh thì vùng 1,150-1,160 điểm (đường SMA 50 ngày hội tụ với ngưỡng Fibonacci Projection 38.2%) sẽ là hỗ trợ quan trọng của VN-Index.
Chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator đều đang duy trì những tín hiệu tiêu cực. Những tín hiệu này cho thấy rủi ro điều chỉnh là vẫn còn.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 29/03/2021, HNX-Index tiếp tục tăng điểm sau khi xuất hiện cây nến Hammer trong phiên trước đó. Khối lượng giao dịch khá thấp trong phiên sáng cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
Vùng 265-270 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 50%) sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số trong thời gian tới. Nếu vùng này vẫn được giữ vững thì mục tiêu tiếp theo của HNX-Index sẽ là ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% (tương đương vùng 280-285 điểm).
SHB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Giá cổ phiếu SHB thiết lập trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 12/2019). Đây là ngưỡng hỗ trợ trong thời gian trước đó của giá cổ phiếu khi SHB nhiều lần phục hồi trở lại sau khi về test ngưỡng này.
Sau phiên tăng điểm ấn tượng trước đó, giá cổ phiếu SHB tiếp tục tạo mẫu hình nến White Marubozu trong phiên sáng ngày 29/03/2021. SHB đã vượt lên trên vùng kháng cự 18,000-19,500 (đỉnh cũ tháng 01/2021). Mục tiêu tiếp theo của nhịp tăng này sẽ là vùng 24,000-25,000 (theo nguyên lý đối xứng trong phân tích kỹ thuật).
Khối lượng giao dịch tăng cao trong 2 phiên vừa qua cho thấy dòng tiền đang quay trở lại khá mạnh mẽ. Chỉ báo Relative Strength Index duy trì trendline tăng ngắn hạn. Đây sẽ là hỗ trợ nếu chỉ báo xuất hiện điều chỉnh.
VNM - CTCP Sữa Việt Nam
Đường SMA 50 ngày đã cắt xuống dưới đường SMA 100 ngày tạo điểm giao cắt tử thần (death cross) và hai đường này đang hướng xuống đường SMA 200 ngày. Tín hiệu này cho thấy xu hướng trung hạn của VNM đang là xu hướng giảm.
Sau khi về test vùng hỗ trợ 92,000-98,000 (đáy cũ tháng 01/2021), giá cổ phiếu đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên, lực bán mạnh ở vùng giá cao đã khiến giá cổ phiếu tạm dừng với cây nến có bóng trên dài (long upper shadow).
Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua tại vùng quá bán (oversold). Chỉ báo MACD đã đảo chiều. Nếu chỉ báo này cắt lên trên đường signal thì tình hình của VNM sẽ có thể tích cực trở lại.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|