Thứ Ba, 23/03/2021 08:20

Giới chuyên gia kinh tế Mỹ: Fed sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến

Trong báo cáo mới nhất, NABE cho hay 46% chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát nhận định Fed sẽ tăng lãi suất vào năm 2022, trong khi 28% cho rằng cơ quan này sẽ có động thái đó vào 2023.

* Fed quyết định không gia hạn biện pháp nới lỏng tỷ lệ SLR

* Fed báo hiệu không nâng lãi suất cho tới năm 2023 bất chấp đà tăng của lợi suất trái phiếu

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tuyên bố sẽ không sớm tăng lãi suất trước năm 2023, một cuộc khảo sát các nhà kinh tế Mỹ được công bố ngày 22/3 lại cho rằng ngân hàng trung ương này có thể buộc phải nâng lãi suất sớm nhất vào năm tới.

Trong báo cáo mới nhất, Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) cho hay 46% chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của họ nhận định Fed sẽ tăng lãi suất vào năm 2022, trong khi 28% cho rằng cơ quan này sẽ có động thái đó vào năm 2023.

Chỉ 12% cho rằng Fed sẽ nâng lãi suất sau năm 2023, mặc dù hầu hết các quan chức khi kết thúc cuộc họp vào tuần trước nói rằng họ dự kiến không điều chỉnh lãi suất cho tới hết năm đó. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng nhắc lại cam kết duy trì lãi suất gần mức 0% tới khi lạm phát đạt mức bền vững 2,0%.

Cuộc khảo sát của NABE là dấu hiệu mới nhất cho thấy kỳ vọng lạm phát đang gia tăng, sau khi Quốc hội Mỹ đưa ra các biện pháp kích thích quy mô lớn vào năm 2020 để giữ cho nền kinh tế trụ vững trong cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Tổng thống Joe Biden trước đó trong tháng này cũng đã ký thành luật gói giải cứu trị giá 1.900 tỷ USD, đưa đây trở thành biện pháp cứu trợ lớn thứ ba được thông qua trong thời kỳ đại dịch. Song gói chi tiêu này đã thu hút sự phản đối từ một số nhà kinh tế khi họ cho rằng nó có thể kích thích quá mức nền kinh tế và đẩy giá lên cao.

Cuộc khảo sát của NABE báo cáo 61% chuyên gia kinh tế được hỏi tin rằng rủi ro lạm phát đang lớn hơn so với tình hình chung trong hai thập kỷ qua, trong khi 37% không đồng ý với nhận định này.

NABE tiến hành cuộc khảo sát khi kế hoạch cứu trợ của Tổng thống Biden đang được Quốc hội xem xét và chưa thông qua. Vào thời điểm đó, các chuyên gia đã bị chia rẽ về các biện pháp tài chính tổng thể của Chính phủ đối với đại dịch.

30% số người được hỏi cho biết phản ứng của Chính phủ là ổn thỏa, trong khi 37% đánh giá chúng là chưa đủ. Cả hai mức trên giảm nhẹ so với cuộc khảo sát trước đó vào tháng 8/2020. Song lần này 18% chuyên gia được khảo sát cho rằng các biện pháp đó là quá mức, tăng nhẹ so với kết quả trước đó.

Ngoài ra, NABE cho biết 88% số chuyên gia được hỏi lo lắng về tình hình nợ ở các mức độ khác nhau, trong khi chỉ có 12% tỏ ra không quan tâm.

Chính phủ Mỹ đã chi tới 5.000 tỷ USD cho các biện pháp cứu trợ kinh tế trong đại dịch COVID-19. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách của nước này sẽ đạt mức cao thứ hai kể từ Thế chiến II trong năm nay, còn nợ quốc gia sẽ đạt mức tương đương 102,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)./.

H.Thủy 

Vietnam+

Các tin tức khác

>   LG sắp ngừng hoạt động kinh doanh smartphone (23/03/2021)

>   Làn sóng Covid-19 thứ ba đang nổi lên ở châu Âu (22/03/2021)

>   Mùa hè 'ảm đạm' đón chờ kinh tế châu Âu (22/03/2021)

>   CEO Foxconn: Ôtô điện là "iPhone của kỷ nguyên mới" (21/03/2021)

>   IMF: Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu hồi phục mạnh mẽ hơn (21/03/2021)

>   Hơn 60.000 thạc sĩ Trung Quốc làm nghề shipper (20/03/2021)

>   Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ sa thải Thống đốc NHTW vì nâng lãi suất (20/03/2021)

>   Fed quyết định không gia hạn biện pháp nới lỏng tỷ lệ SLR (19/03/2021)

>   Pháp phong tỏa Paris trong 1 tháng để đối phó biến thể Covid-19 (19/03/2021)

>   BoJ từ bỏ mục tiêu chi 55 tỷ USD mua ETF, chứng khoán Nhật Bản đỏ lửa (19/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật