Thứ Ba, 16/03/2021 08:50

5 năm tới, nguồn nhân lực Việt Nam thế nào trong nền kinh tế số?

PwC lần đầu công bố báo cáo "Mức độ sẵn sàng về kỹ năng số Việt Nam" dựa trên kết quả cuộc khảo sát gần đây (từ ngày 12/11/2020 đến ngày 27/12/2020) với trên 1.000 người Việt Nam về công nghệ, việc làm và kỹ năng trong nền kinh tế số, trước những thay đổi nhanh chóng về công việc dưới tác động của đại dịch COVID-19.

5 năm tới, nguồn nhân lực Việt Nam thế nào trong nền kinh tế số?
(Ảnh minh hoạ)

LO NGẠI TỰ ĐỘNG HÓA THAY THẾ CON NGƯỜI

Các kết quả chính từ báo cáo chỉ ra những thay đổi về việc làm đang cận kề và sẽ diễn ra một cách nhanh chóng. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, 83% người Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng, công việc của họ sẽ thay đổi trong vòng 3-5 năm tới và 90% trả lời sẽ thay đổi về trung hạn (6-10 năm).

5 năm tới, nguồn nhân lực Việt Nam thế nào trong nền kinh tế số? - Ảnh 1.

Nhận thức về thay đổi mà công nghệ mang lại cũng song hành với sự lạc quan, khi 90% người được hỏi tin rằng sự phát triển của công nghệ sẽ cải thiện triển vọng việc làm của họ trong tương lai. Chỉ số này cao hơn so với tỷ lệ 60% ghi nhận được ở cấp độ toàn cầu trong một khảo sát tương tự về "Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực" toàn cầu do PwC thực hiện năm 2019.

Tác động đáng kể của công nghệ đối với việc làm đi kèm với những lo ngại về nguy cơ thay thế lao động. Báo cáo ghi nhận, 45% người Việt Nam tham gia khảo sát bày tỏ lo ngại về vấn đề đảm bảo việc làm do tự động hóa. Điều này không đáng ngạc nhiên khi việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang trở thành giải pháp ngày một quan trọng đối với các ngành công nghiệp. Đây cũng là những bước tiến đang định hình tương lai khi các kỹ năng số được dự đoán sẽ nằm trong số 10 năng lực hàng đầu trong vòng 5 năm tới (báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tháng 10/2020).

Chia sẻ về kết quả khảo sát, ông Grant Dennis, Chủ tịch PwC Việt Nam nhận xét, các kết quả đo lường này phản ánh sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của công nghệ tại nơi làm việc đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam, kéo theo nhịp độ thay đổi tương ứng trong tương lai. Điều quan trọng là cần ưu tiên tạo điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp thích ứng trong môi trường công nghệ mới, cũng như trao quyền để họ có thể đạt được kết quả tối ưu.

Nhận định về vấn đề này, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám Đốc PwC Việt Nam cho rằng, ở từng giai đoạn, yếu tố con người đều đóng vai trò quan trọng. Việc ưu tiên nâng cấp hay đầu tư vào công nghệ có thể diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên sẽ cần những nỗ lực dài hạn, liên tục để trang bị, trau dồi cho nhân viên những kỹ năng cần thiết trong tương lai. Những nỗ lực này sẽ không chỉ tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực, mà còn là nội lực mạnh mẽ cho tăng trưởng doanh nghiệp khi kỷ nguyên số đang mang đến nhiều thay đổi.

HỖ TRỢ NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐ

Trái ngược với kết quả không mấy lạc quan trên, khảo sát cho thấy số người được hỏi rất hào hứng với việc học hỏi và tiếp thu các kỹ năng mới. Có tới 93% đã và đang học các kỹ năng mới để hiểu rõ hơn hoặc sử dụng công nghệ tốt hơn. Các kỹ năng liên quan tới kỹ thuật số được chú trọng, với 43% người tham gia khảo sát chia sẻ nguyện vọng trở nên thành thạo hơn trong việc học và tiếp thu các công nghệ mới, 34% muốn phát triển kỹ năng chuyên sâu hơn với một công nghệ cụ thể.

Cùng với đó, 88% người tham gia khảo sát cho biết họ được trao cơ hội để nâng cao kỹ năng số tại nơi làm việc. "Đây là một con số đáng khích lệ, cho thấy nỗ lực từ phía doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực của nhân viên", bà Vân chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận sự mất cân bằng cung cầu kỹ năng và khoảng cách cơ hội đang ngày một gia tăng khi nền kinh tế đang có những bước chuyển mình ngày càng mạnh mẽ theo xu hướng số hóa tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo kết quả cuộc khảo sát "Lãnh đạo Doanh nghiệp Toàn cầu năm 2021" của PwC, 79% các CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bày tỏ lo ngại về sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết và ở toàn cầu là 72%.

Liên quan tới vấn đề này, 55% người được hỏi nhận thấy việc nâng cao kỹ năng là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Nhưng theo đại diện PwC, các giải pháp cần được phát triển và triển khai một cách tổng thể. "Chính phủ, các nhà giáo dục và các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với các chương trình bao trùm về nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, nhằm đáp ứng những nhu cầu về nhân lực trong tương lai", bà Vân khuyến nghị.

Vũ Khuê

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: Nhà nước đầu tư đường cao tốc không nhằm mục đích kinh doanh lợi nhuận (16/03/2021)

>   Sân bay không phải là 'cây đũa thần' tăng giá đất (16/03/2021)

>   Tuyên phạt ông Đinh La Thăng 11 năm tù, Trịnh Xuân Thanh 18 năm tù (15/03/2021)

>   Đại bàng không chỉ cần... cái ổ (15/03/2021)

>   EC rà soát phòng vệ thương mại kỳ cuối đối với thép nhập khẩu (15/03/2021)

>   Gói 1.900 tỉ USD ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam? (15/03/2021)

>   Siêu thị điện máy ngày càng khó sống (14/03/2021)

>   Vẫn 'tiếp tục xem xét' thời điểm sửa biểu giá điện bậc thang (13/03/2021)

>   Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL: Mở đường băng cho vùng đất chín rồng “cất cánh” (13/03/2021)

>   Hành trình vào hoàng hôn của đô la Mỹ! (13/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật