Thứ Hai, 04/01/2021 10:30

Rót tiền vào cổ phiếu ngân hàng năm 2020: Được nhiều hơn mất?

Bất chấp đại dịch Covid-19, nụ cười vẫn nở trên môi các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ngân hàng trong năm 2020.

Năm 2020 là một năm không thể quên khi cả thế giới phải hứng chịu những tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19. Nỗi lo sợ bao trùm trước sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 vào cuối tháng 1/2020  khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua đợt sụt giảm nhanh và mạnh chưa từng thấy trong 2 tháng sau đó. VN-Index trong quý đầu tiên của năm 2020 đã sụt giảm gần 34% xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phục hồi ngoạn mục trong 9 tháng còn lại của năm 2020 với mức tăng trưởng gần 60% kể từ đáy và tăng so với cuối năm 2019 hơn 9% (năm 2019 mức tăng trưởng của VN-Index chỉ gần 8%) nhờ khả năng kiểm soát dịch bệnh hiệu quả của Việt Nam.

Với mức độ phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và lãi suất duy trì thấp kỷ lục, dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán. Trong xu thế chung của thị trường, cổ phiếu ngân hàng cũng vươn lên mạnh mẽ.

Thị giá tăng mạnh trong năm 2020

Phiên cuối cùng của năm 2020, VN-Index tiến thẳng lên mốc 1,103.87 điểm, tăng hơn 14% so với đầu năm 2020. Chỉ số ngành ngân hàng cũng hòa mình tăng 25% so với đầu năm, lên mức 455.04 điểm.

Có thể nói, năm 2020 là năm khó quên với nhiều cảm xúc cho nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam và nắm giữ cổ phiếu ngân hàng.

Bởi lẽ, trong số 17 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE, HNX và giao dịch trên UPCoM, ngoại trừ VBB (-25%), có đến 16 ngân hàng có thị giá tăng so hồi đầu năm.

Trong đó, SHB có mức tăng điểm cao nhất, gấp 3.08 lần so với đầu năm, đóng cửa phiên 31/12/2020  dừng ở mức 17,000 đồng/cp. KLBVIB nối gót theo sau, lần lượt gấp 2.14 lần và 2.22 lần đầu năm.

Nguồn: VietstockFinance

Không những thế, với những nhà đầu tư ngắn hạn, nhờ nắm bắt cơ hội giá cổ phiếu ngân hàng rẻ hơn bao giờ hết khi dịch Covid-19 bùng phát đợt 1, rồi nhanh chóng hồi phục từ đáy khi Việt Nam kiểm soát dịch bệnh thành công đã mang lại thành quả không hề nhỏ cho các nhà đầu tư này.

Làn sóng cổ phiếu ngân hàng đổ bộ lên sàn chứng khoán

Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025", trong đó có quy định đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại niêm yết , đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức bao gồm HOSE , HNX và UPCoM.

Những tưởng đại dịch Covid-19 sẽ làm chùn bước lên sàn của các ngân hàng, nhưng với sự hồi phục ngoạn mục của thị trường thì đây là thời điểm thích hợp để các ngân hàng thực hiện lời hứa với cổ đông cũng như tuân thủ mệnh lệnh của Thủ tướng.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nắm bắt cơ hội này, làn sóng chuyển sàn đã tác động mạnh mẽ đến cổ phiếu ngân hàng trong năm nay. Điển hình là thị giá cổ phiếu LPB tăng đến 97% và VIB gấp 2.22 lần so với đầu năm sau khi bước từ UPCoM lên niêm yết trên sàn HOSE vào đầu tháng 11.

Đứng thứ ba là ACB khi chuyển từ HNX sang niêm yết trên HOSE với thị giá bật tăng 59% so với đầu năm, dừng tại mức 28,100 đồng/cp cuối phiên 31/12/2020.

Ngoài 3 ngân hàng  chuyển nhà lên HOSE, thị trường còn đón nhận thêm 1 cổ phiếu mới niêm yết trên HOSEMSB và 5 cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên UPCoM là ABB, BVB, NAB, PGB, SGB.

Vốn hóa ngân hàng được “bồi đắp” gần 312,000 tỷ đồng trong năm 2020

Không chỉ thị giá, khối lượng cổ phiếu ngân hàng cũng tăng mạnh khi các ngân hàng đua nhau chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. Điều này dẫn đến vốn hóa toàn ngành ngân hàng cũng vượt lên mốc gần 1.3 triệu tỷ đồng, tăng hơn 32% so với mức 967,445 tỷ đồng của hồi đầu năm 2020.

Nguồn: VietstockFinance

Ba ông lớn  là Vietcombank (VCB), BIDV (BID) và VietinBank (CTG) tiếp tục có vốn hóa dẫn đầu toàn ngành ngân hàng. Tuy thị giá chỉ tăng nhẹ 2%, song BIDV vẫn giữ vị trí thứ nhì sau Vietcombank về giá trị vốn hóa, vượt cả VietinBank dù nhà băng này có thị giá tăng đáng kể so với đầu năm là 63%.

Thanh khoản bùng nổ

Cùng với diễn biến tích cực của thị giá, thanh khoản cổ phiếu ngân hàng trong năm qua cũng trở nên dồi dào với gần 102 triệu cp/ngày được chuyển giao, gấp 2.78 lần năm 2019, tương ứng với giá trị giao dịch gần 1,922 tỷ đồng/ngày, gấp 2.61 lần năm 2019.

Nguồn: VietstockFinance

STB dẫn đầu thanh khoản với khối lượng giao dịch bình quân gần 14 triệu cp, gấp 3.96 lần năm 2019, tương đương giá trị gần 169 tỷ đồng, gấp 4.31 lần năm trước.

Đáng chú ý nhất là cổ phiếu MSB khi chỉ vừa mới niêm yết trên sàn HOSE trong ngày 23/12/2020, nhưng thanh khoản lại đứng thứ hai so với các cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết lâu trên sàn, với khối lượng giao dịch đạt gần 12 triệu cp/ngày, ứng với giá trị giao dịch hơn 210 tỷ đồng.

Các nhà băng có thanh khoản tăng được tính bằng lần phải kể đến LPB (gấp 10.30 lần), KLB (gấp 5.48 lần), ACB (gấp 3.01 lần), VBB (gấp 2.78 lần), NVB (gấp 2.76 lần), TCB (gấp 2.45 lần), VIB (gấp 2.21 lần).

Khối ngoại bán ròng hơn 4,570 tỷ đồng

Năm nay, khối ngoại đã bán ròng gần 245 triệu cp ngành ngân hàng, tương đương giá trị bán ròng gần 4,569 tỷ đồng. Trong khi năm 2019, khối ngoại mua ròng hơn 27 triệu cp, giá trị tương đương 1,952 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

SHB là nhà băng được khối ngoại bán ròng mạnh nhất về khối lượng với gần 78 triệu cp, giá trị gần 965 tỷ đồng. Trong khi năm trước khối ngoại mua ròng hơn 14 triệu cp này với giá trị mua ròng chỉ vào khoảng 97 tỷ đồng

Bên cạnh đó, HDB, STB, BID, CTG, MBB,VIB, VCB, SGB, VPB, TCB là những nhà băng bị khối ngoại bán ròng.

TPBLPB được khối ngoại  mua ròng nhiều nhất với hơn 7 triệu cp trong năm 2020. Trong đó, năm 2019, khối ngoại cũng mua ròng gần 3 triệu cp TPB và bán ròng hơn 6 triệu cp LPB.

Triển vọng nào cho cổ phiếu ngân hàng năm 2021?

Theo báo cáo triển vọng ngành ngân hàng năm 2021 của CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), tăng trưởng tín dụng được dự báo hồi phục và cải thiện trong cả quý 4/2020 và năm 2021.

VCBS đánh giá nhóm ngân hàng lớn (VCBBIDCTG) sẽ tiếp tục phải chịu áp lực giảm lãi suất đầu ra khi NHNN chưa có động thái thay đổi về chính sách điều hành. Do đó, biên lãi ròng NIM của nhóm này giảm trong năm 2020 so với năm 2019 và chưa thể hồi phục hoàn toàn trong năm 2021.

Nhóm ngân hàng cổ phần là nhóm có tốc độ tăng trưởng cao hơn về tín dụng do có nguồn lực tốt hơn (hệ số CAR cao, nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại dồi dào) và quy mô nhỏ. Ngoài ra, áp lực giảm lãi suất đầu ra thấp hơn nhóm ngân hàng lớn giúp cho nhóm này giữ được biên lãi ròng NIM cao và tiếp tục ghi nhận tăng trưởng khả quan từ thu nhập lãi thuần.

Ái Minh

FILI

Các tin tức khác

>   SeABank 'chốt sổ' niêm yết HOSE trong năm 2020  (01/01/2021)

>   Tỷ giá năm 2021 vẫn ổn định? (12/01/2021)

>   LienVietPostBank hoàn thành trước thời hạn cả 3 trụ cột theo Hiệp ước vốn Basel II (31/12/2020)

>   Sacombank tặng khách hàng 8 xe ô tô trong chương trình "Xuân gắn kết - tết tri ân"  (01/01/2021)

>   HDBank tiên phong hoàn thành quy trình giao dịch L/C trên nền tảng blockchain (31/12/2020)

>   Lãi suất sẽ ra sao trong năm 2021? (07/01/2021)

>   Sacombank triển khai thanh toán QR tại điểm chấp nhận của BC Card ở Hàn Quốc  (31/12/2020)

>   HNX sắp đón thêm 1 tân binh từ nhóm cổ phiếu "vua" (31/12/2020)

>   Chính sách ngân hàng (kỳ 2): Những quy định mới có hiệu lực năm 2020 (05/01/2021)

>   Chính sách ngân hàng năm 2020 (Kỳ 1): Những quy định gây nhiều tranh cãi (31/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật