Thứ Ba, 05/01/2021 08:53

Những tỷ phú mới đáng chú ý nhất năm 2020

Được thúc đẩy bởi thị trường chứng khoán tăng vọt ở Mỹ và Trung Quốc cùng với sự gia tăng của các đợt IPO và sáp nhập ngược (SPAC), hơn 200 người mới đã gia nhập danh sách tỷ phú của Forbes trong năm 2020. Gần 1/4 trong số họ là nhờ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Các vòng gọi vốn đầu tư mạo hiểm phong phú cũng giúp tạo ra những tỷ phú mới trong năm 2020. Nổi tiếng nhất trong số họ là Vlad Tenev và Baiju Bhatt, những người đồng sáng lập của ứng dụng giao dịch chứng khoán không thu phí Robinhood, đã thu hút hàng triệu nhà giao dịch thuộc thế hệ Y.

Dưới đây là 6 tỷ phú mới đáng chú ý nhất trong năm 2020:

Stephane Bancel

Stephane Bancel

Giá trị tài sản: 3.6 tỷ USD 

Quốc tịch: Pháp

Nguồn mang lại của cải: Công nghệ sinh học

Bancel - một trong 50 tỷ phú mới ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vào năm 2020 - là CEO Moderna ở Boston, công ty công nghệ sinh học đã đạt được thành tích đáng kể trong việc sản xuất nhanh vắc-xin ngừa Covid-19. Vào ngày 18/12, Moderna đã nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), chỉ vài ngày sau khi vắc-xin virus corona của Pfizer-BioNTech được chấp thuận. Bancel giữ vị trí CEO Moderna từ năm 2011 và hiện sở hữu khoảng 6% cổ phần của công ty. Ông đã bán khoảng 100 triệu USD cổ phiếu Moderna trong năm 2020.

Austin Russell

Austin Russell

Giá trị tài sản ròng: 3.3 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

Nguồn mang lại của cải: Cảm biến ô tô

Russell rời Đại học Stanford để trở thành thành viên của Thiel Fellowship - một chương trình do tỷ phú Peter Thiel phát động nhằm trả cho các doanh nhân trẻ 100,000 USD để bỏ học và theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp. Luminar Technologies của Russell tạo ra các cảm biến giúp xe hơi tự lái “nhìn thấy” môi trường xung quanh bằng cách làm cho chùm tia laser chiếu vào các vật thể trên đường đi của chúng bị dội lại. Doanh thu năm 2020 của Luminar Technologies là 15 triệu USD và Russell hiện sở hữu khoảng 35% cổ phần của công ty.

Tony Xu

Tony Xu

Giá trị tài sản ròng: 2.7 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

Nguồn mang lại của cải: DoorDash

Xu, 36 tuổi, thành lập DoorDash cùng hai sinh viên Đại học Stanford là Stanley Tang và Andy Fang vào năm 2013 với mục tiêu cung cấp dịch vụ giao hàng cho các nhà hàng. Xu sinh ra ở Trung Quốc nhưng chuyển đến Mỹ cùng bố mẹ lúc 5 tuổi để bố anh có thể theo đuổi bằng tiến sĩ về kỹ thuật hàng không tại Đại học Illinois. Mẹ anh, một bác sĩ tốt nghiệp ở Trung Quốc, không thể hành nghề ở Mỹ nên đành làm tới ba công việc khác nhau trong 12 năm, kể cả phục vụ tại một nhà hàng Trung Quốc gần nơi gia đình anh sống. Viết trong bản cáo bạch của công ty, Xu cho biết lý do anh thành lập DoorDash là để giúp những người như mẹ anh. Doanh thu của DoorDash tăng đột biến trong thời kỳ đại dịch, khi nhiều người mắc kẹt ở nhà hơn. Cổ phiếu công ty đã tăng 80% vào ngày họ phát hành cổ phiếu ra công chúng vào đầu tháng 12. Kể từ đó, giá cổ phiếu giảm khoảng 20% ​​ và dù công ty đã mất 149 triệu USD trong 1.9 tỷ USD doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2020 nhưng vẫn đạt mức vốn hóa thị trường khổng lồ 45 tỷ USD.

Byju Raveendran và Divya Gokulnath

Byju Raveendran

Giá trị tài sản: 2.5 tỷ USD

Quốc tịch: Ấn Độ

Nguồn mang lại của cải: Công nghệ giáo dục

Cựu giáo viên toán Raveendran, 39 tuổi, thành lập công ty giáo dục Byju’s vào năm 2011. Đầu năm 2020, Bjyu’s có 35 triệu học sinh đăng ký ứng dụng dạy kèm toán và khoa học. Vợ của Raveendran - Divya - một cựu học sinh của anh, giúp điều hành công ty và có mặt trong hội đồng quản trị. Các nhà đầu tư vào Byju’s bao gồm Sáng kiến ​​Chan Zuckerberg của CEO Facebook Mark Zuckerberg và gã khổng lồ trong ngành dịch vụ internet của Trung Quốc là Tencent. Trong đợt gây quỹ tháng 6/2020, các nhà đầu tư định giá Byju’s là 10 tỷ USD.

Geeta Gupta-Fisker và Henrik Fisker

Geeta Gupta-Fisker

Giá trị tài sản ròng: 1.2 tỷ USD mỗi người

Quốc tịch: Vương quốc Anh và Mỹ

Nguồn mang lại của cải: Startup xe điện

Nhà thiết kế xe hơi nổi tiếng Henrik Fisker đã trở lại sau 7 năm công ty xe điện tiên phong của ông bị thất bại. Giờ đây, cùng với vợ là Geeta Gupta-Fisker trong vai trò người đồng sáng lập và giám đốc tài chính, ông đã giúp công ty sản xuất xe điện mới của họ là Fisker Inc. có được thương vụ IPO, thông qua sự hợp tác với Spartan Energy, một tập đoàn từ công ty cổ phần tư nhân Apollo. Kết quả là cả hai vợ chồng ông đều trở thành tỷ phú - tại một công ty... chưa có gì để bán. Fisker Inc. đang lên kế hoạch cho một chiếc SUV chạy bằng pin có tên Ocean, với việc sản xuất dự kiến ​​bắt đầu vào quý 4/2022 và có giá khoảng 38,000 USD.

Vlad Tenev

Vlad Tenev và vợ Celina Tenev

Giá trị tài sản ròng: 1 tỷ USD

Quốc tịch: Mỹ

Nguồn mang lại của cải: Ứng dụng giao dịch cổ phiếu Robinhood Financial

Tenev và người đồng sáng lập Baiju Bhatt đã trở thành tỷ phú trong năm nay sau khi ứng dụng giao dịch chứng khoán của họ, Robinhood Financial, huy động được 800 triệu USD từ các nhà đầu tư, và công ty được định giá hơn 11 tỷ USD. (Mỗi nhà đồng sáng lập sở hữu ước tính 10% cổ phần của công ty).

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI

Các tin tức khác

>   Tỷ phú Jack Ma mất tích bí ẩn trong hai tháng (04/01/2021)

>   Jeff Bezos luôn suy tính mọi việc trước 3 năm (03/01/2021)

>   Cuộc đời tỷ phú nước đóng chai giàu nhất châu Á (02/01/2021)

>   7 đại gia công nghệ có thêm 3.400 tỷ USD trong năm 2020 (02/01/2021)

>   Cậu bé 9 tuổi làm giàu trên YouTube như thế nào? (31/12/2020)

>   Những scandal lớn nhất giới tỷ phú năm 2020 (31/12/2020)

>   Tỷ phú nước đóng chai Trung Quốc giàu nhất châu Á (31/12/2020)

>   'Thái tử' Samsung bị đề nghị 9 năm tù với tội danh hối lộ (31/12/2020)

>   Jack Ma mất 11 tỷ USD vì bị giới điều hành siết chặt kiểm soát (30/12/2020)

>   Những tỷ phú nổi bật năm 2020 (26/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật