Thứ Ba, 08/12/2020 10:37

NHTW Nhật Bản trở thành ‘tay chơi’ lớn nhất trên thị trường chứng khoán

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán xứ sở mặt trời mọc, với tổng giá trị vượt xa con số 400 tỷ USD.

Những nỗ lực mua chứng chỉ quỹ ETF để hỗ trợ thị trường giữa bối cảnh dịch bệnh trong năm nay, cùng với đà tăng mạnh sau đó đã đẩy giá trị danh mục cổ phiếu Nhật Bản của BoJ lên ngưỡng 45.1 ngàn tỷ Yên (434 tỷ USD) trong tháng 11/2020, theo ước tính của Shingo Ide, Giám đốc chiến lược cổ phiếu tại Viện Nghiên cứu NLI, cho hay.

Số liệu này đánh dấu lần đầu tiên khoản nắm giữ cổ phiếu Nhật Bản của BoJ vượt qua danh mục của của Quỹ đầu tư lương hưu chính phủ Nhật Bản (GPIF) – vốn được ước tính ở mức 44.8 ngàn tỷ Yên  ở thời điểm tháng 11, theo ông Ide.

Sự xuất hiện của hai tổ chức lĩnh vực công này đã dấy lên lo ngại về khả năng bóp méo giá cả trên thị trường. Ông Satoshi Okumoto, Giám đốc Fukoku Capital Management, cho rằng việc BoJ và GPIF cùng gom mạnh cổ phiếu trong nước "gây cảm giác bóp méo thị trường".

GPIF - quỹ hưu trí lớn nhất thế giới - gia tăng hiện diện trên thị trường chứng khoán trong năm 2014, thời điểm quỹ này tăng gấp đôi mục tiêu phân bổ vốn cho cổ phiếu trong nước lên 25% như một phần trong nỗ lực gia tăng mức lợi nhuận của GPIF bằng cách tăng mua những tài sản có mức độ rủi ro cao hơn.

Trong khi đó, BoJ bắt đầu mua cổ phiếu trong nước thông qua các quỹ ETF từ năm 2010 và được đẩy mạnh sau đó như một phần của gói kích thích chưa từng có tiền lệ của Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda nhằm vực dậy nền kinh tế.

BoJ đẩy mạnh chương trình hỗ trợ trong năm nay khi mà đại dịch Covid-19 đẩy thị trường cổ phiếu rớt mạnh, cho biết trong tháng 3/2020 rằng họ có thể mua tới 12 ngàn tỷ Yên chứng chỉ quỹ ETF Nhật Bản trong năm 2020, gấp đôi mục tiêu hàng năm. Sau vài tháng gom mạnh, nhịp độ mua đã giảm bớt và có khả năng tổng giá trị mua vào sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức giới hạn đề ra về mặt lý thuyết.

Hòa chung vào đà hồi phục của thị trường toàn cầu nhờ thông tin về vắc-xin, chỉ số Topix và Nikkei 225, hai thước đo chính của chứng khoán Nhật tăng tương ứng 11% và 15% trong tháng 11, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất của Nikkei kể từ năm 1994. Điều này có nghĩa tổng mức tăng chưa chốt của khoản cổ phiếu mua vào tại BoJ lên tới hơn 10 ngàn tỷ Yên trong tháng 11/2020, theo ông Ide.

Chiến lược gia Takashi Ito thuộc Nomura Securities cho biết: “BoJ chưa hề chốt lời mà vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu thông qua các quỹ ETF. Trong khi đó, GPIF phải bán ra cổ phiếu khi giá tăng để cân đối tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư”.

Ông Ide nhận định rằng BoJ "có thể đối mặt với sự gia tăng giám sát" về việc liệu cơ quan này có cần tiếp tục mua cổ phiếu khi giá đã tăng cao như hiện nay hay không. Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda thì nói rằng việc BoJ mua cổ phiếu thông qua các ETF là cần thiết với tư cách một phần của chiến lược kích thích tiền tệ để đạt mục tiêu lạm phát mà BoJ đề ra.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Dow Jones giảm hơn 100 điểm khi số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng cao (08/12/2020)

>   Giới bán khống khóc ròng vì cổ phiếu Tesla (07/12/2020)

>   Dow Jones tăng 200 điểm lên kỷ lục mới bất chấp báo cáo việc làm ảm đạm tại Mỹ (05/12/2020)

>   S&P Dow Jones ra mắt chỉ số tiền điện tử vào năm 2021 (04/12/2020)

>   Đằng sau đà tăng phá vỡ kỷ lục trên thị trường là những nỗ lực phi thường của Fed (04/12/2020)

>   S&P 500 giảm nhẹ từ mức kỷ lục (04/12/2020)

>   Morgan Stanley: Chứng khoán Mỹ có nguy cơ bị điều chỉnh mạnh (03/12/2020)

>   Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nhằm ‘hất cẳng’ các công ty Trung Quốc (03/12/2020)

>   S&P 500 lập kỷ lục 2 phiên liên tiếp (03/12/2020)

>   Cổ phiếu công ty thuốc xịt mũi chống Covid-19 tăng gần 500% một phiên (02/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật