Đằng sau đà tăng phá vỡ kỷ lục trên thị trường là những nỗ lực phi thường của Fed
Mỗi cột mốc mà thị trường đạt được trong năm 2020 là lời nhắc nhở về những nỗ lực phi thường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để tạo bệ đỡ cho thị trường và nhà đầu tư tin rằng mọi thứ sẽ tiếp tục như vậy.
Hãy xem xét tới tình hình hiện nay của các thị trường. Đồng USD đang ở mức yếu nhất kể từ tháng 4/2018, bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ dưới 1%. Đây là thông tin tuyệt vời cho các thị trường mới nổi và tổng quy mô bán trái phiếu bằng USD ở châu Á giờ đã vượt ngưỡng 400 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử. Thị trường chứng khoán toàn cầu thì ở mốc kỷ lục và kim loại đồng tiệm cận mức đỉnh 7 năm. Ngay cả Bitcoin cũng lập kỷ lục mới, có lúc vượt 19,800 USD.
Chẳng mấy ai phủ nhận một chuyện rõ rành rành: Fed đứng đằng sau những đà tăng ấn tượng này.
Kịch bản thuận lợi dành cho các tài sản rủi ro và Fed có thể là các nền kinh tế hoạt động tốt, nhưng không quá tốt – đủ mạnh để vực dậy mọi thứ, nhưng không quá nóng đến mức thúc lạm phát tăng vọt. Các chiến lược gia từ công ty như Morgan Stanley, Goldman Sachs Group và JPMorgan Chase kỳ vọng các thị trường có thể tăng tốt trong năm 2021 khi vắc-xin Covid-19 được phân phối rộng rãi và nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi.
Giữa lúc giá cổ phiếu đã lên quá cao, thị trường có thể sụp đổ nếu nền kinh tế rơi vào trạng thái quá nhiệt đến nỗi thúc lạm phát tăng vọt và Fed bắt đầu bàn đến chuyện “hãm phanh” hoặc thậm chí nâng lãi suất.
Dù vậy, tại thời điểm này, nhiều chuyên gia dường như cảm thấy hài lòng với cách mọi thứ đang diễn ra. Họ vẫn đặt niềm tin vào lời khẳng định của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong tháng 6/2020 rằng “chúng tôi thậm chí còn không nghĩ tới chuyện cân nhắc nâng lãi suất”. Hiện tại mọi chuyên gia đều gật gù đồng tình rằng sẽ có thêm gói kích thích thay vì giảm bớt và kỳ vọng Fed sẽ không nâng lãi suất cho tới cuối năm 2023.
Taper tantrum là hiện tượng thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi giảm, khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn khỏi các thị trường này năm 2013 - thời điểm Chủ tịch Fed Ben Bernanke thông báo sẽ giảm bớt quy mô nới lỏng định lượng.
|
“Chúng tôi tin rằng Fed đang âm thầm theo dõi tình hình và sẽ không để thị trường gây gián đoạn tới cách tiếp cận giữ lãi suất ở mức thấp trong một khoảng thời gian dài”, Anders Faergemann, Chuyên gia quản lý tiền tệ tại PineBridge Investments ở London, cho hay. “Vẫn còn quá sớm để bàn về hoặc lên vị thế chuẩn bị cho một hiện tượng taper tantrum”.
Nhân tố Fed hiếm khi bị lãng quên, nhất là nếu nền kinh tế bắt đầu phục hồi mạnh giữa lúc ngày càng nhiều người được tiêm chủng. Nhiều khả năng lạm phát sẽ tăng khi những tín đồ mua sắm – vốn đã bị chôn chân vài tháng tại nhà – bắt đầu vung tay quá trán trong những dịp lễ và ăn mừng sự tự do một cách xa hoa.
Trong báo cáo vào ngày 01/12, nhóm chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley – dưới sự dẫn dắt của ông Chetan Ahya – đề cập tới áp lực lạm phát tại Mỹ và sự thay đổi trong chính sách của Fed theo hướng tiêu cực cho thị trường nằm trong những rủi ro đáng ngại nhất cho thị trường mới nổi trong năm tới. Thế nhưng, đây không phải là quan điểm mà đa số chuyên gia tại Morgan Stanley đồng tình.
Morgan Stanley đang kỳ vọng thị trường mới nổi hồi phục nhờ đồng USD yếu, lãi suất Mỹ ở mức thấp và sự kết thúc của dịch bệnh.
“Chúng tôi cũng có thể tin chắc rằng Fed sẽ bình thường hóa chính sách tiền tệ một cách chậm rãi”, Kit Juckes, Chiến lược gia ngoại hối tại Societe Generale SA, cho biết vào ngày 25/11. “Họ đã hứa như thế và có lẽ lạm phát sẽ không tăng đủ để khiến họ thay đổi quan điểm”.
* Jerome Powell: Các động thái của Fed đã giải phóng 2,000 tỷ USD hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ
* Fed sẽ sớm cân nhắc điều chỉnh quy mô của chương trình mua tài sản?
* Fed giữ nguyên lãi suất, khẳng định vẫn chưa dùng hết công cụ chính sách tiền tệ
* Fed sẽ không cân nhắc việc tăng lãi suất tới khi lạm phát về mức 2%
* Fed thay đổi chiến lược chính sách, dọn đường cho kỷ nguyên lãi suất thấp kéo dài
* Bloomberg: 5 điểm đáng chú ý từ bài phát biểu của Chủ tịch Fed
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
FILI
|