Thứ Ba, 17/11/2020 16:12

Quốc hội bác việc lập lực lượng an ninh trật tự cơ sở

290/393 đại biểu Quốc hội cho rằng chưa cần thiết ban hành luật Lực lượng tham gia bảo đảm trật tự, an ninh cơ sở.

290/393 đại biểu khẳng định không cần thiết ban hành luật Lực lượng tham gia bảo vệ trật tự, an ninh cơ sở. Ảnh: Gia Hân

Chiều 17.11, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 2 nội dung liên quan đến dự án luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở qua App Quốc hội. Việc phản hồi ý kiến vừa hoàn tất cách đây ít phút.

Hai nội dung Tổng thư ký xin ý kiến đại biểu Quốc hội gồm:

Thứ nhất, có cần thiết ban hành luật này không?

Thứ 2, trên cơ sở kết quả thẩm tra và thảo luận tại kỳ họp 10, đề nghị giao cho Chính phủ nghiên cứu tiếp, hoàn thiện dự án luật hay không?

Kết quả xin ý kiến cho thấy, 290/393 đại biểu cho rằng "chưa cần thiết" ban hành luật (chiếm 60,29% tổng số đại biểu Quốc hội). Chỉ có 96/393 đại biểu cho rằng, cần thiết ban hành luật này (chiếm 19,96%).

Đối với vấn đề thứ 2, về việc có giao cho Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện luật này để ban hành hay không, có 206/393 đại biểu không đồng ý (chiếm 42,83% tổng số đại biểu Quốc hội); 169/393 đại biểu đồng ý (chiếm 35,14% tổng số đại biểu Quốc hội).

Thảo luận dự án luật ở hội trường sáng nay, 22 đại biểu phát biểu, 8 đại biểu tranh luận, đa số không đồng tình xây dựng luật này. Nhiều đại biểu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

Theo dự án luật trình Quốc hội, Bộ Công an muốn thống nhất lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an bán chuyên trách hiện nay thành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trung bình mỗi thôn có một tổ bảo vệ an ninh trật tự cơ sở từ 5 - 10 người thì toàn quốc có khoảng 1,5 triệu người tham gia lực lượng này, so với luật định sẽ giảm 50.000 người.

Theo tính toán của Bộ Công an, trung bình hàng tháng, các địa phương chi hỗ trợ cho một chức danh thuộc lực lượng này khoảng 300.000 đồng từ ngân sách nhà nước thì mỗi tháng ngân sách cần khoảng 450 tỷ đồng để chi trả cho khoảng 1,5 triệu người; mỗi tỉnh cần 7 tỉ đồng để đảm bảo chi trả. Nếu giảm 500.000 người thì hàng tháng, toàn quốc sẽ cắt giảm được khoảng 150 tỉ đồng từ ngân sách chi trả hỗ trợ hoạt động của các lực lượng tham gia bảo đảm trật tự trị an cơ sở.

Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra và nhiều đại biểu Quốc hội chỉ ra, thực tế, biên chế của cả 3 lực lượng nêu trên hiện chỉ có chưa tới 700.000 người. Do đó, nếu luật được thông qua với quân số lên tới 1,5 triệu người thì sẽ tăng lên hơn 800.000 người, chứ không phải giảm đi.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng lo lắng, việc lập lực lượng tham gia bảo đảm trật tự, an ninh cơ sở không chỉ làm tăng biên chế, mà còn làm tăng chi ngân sách ở địa phương cho các quản bồi dưỡng, xây dựng trụ sở, trang bị cho lực lượng này...

Lê Hiệp

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Quốc hội bác đề xuất chuyển quản lý sát hạch lái xe sang Bộ Công an (17/11/2020)

>   Có gói "giải cứu", Vietnam Airlines sẽ thoát hiểm? (17/11/2020)

>   Kiều hối đang bù đắp thất thoát nguồn lực FDI! (17/11/2020)

>   Doanh nghiệp hồ hởi với RCEP (17/11/2020)

>   Doanh nghiệp gỗ lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm (17/11/2020)

>   Xuất siêu của Việt Nam vẫn chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI (17/11/2020)

>   Đoàn giám sát vừa rút, thủy điện Thượng Nhật lại... tích nước trái phép (17/11/2020)

>   Cơ hội cho hàng dệt may, nông sản... từ RCEP (17/11/2020)

>   10,000 tổ chức kinh tế tập thể sẽ được thành lập từ nay đến năm 2025 (17/11/2020)

>   Xin ý kiến đại biểu Quốc hội việc tách Luật Giao thông đường bộ (16/11/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật