Thứ Hai, 09/11/2020 13:46

Không để tình trạng cắt thủ tục này lại 'mọc' ra điều kiện khác

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thừa nhận điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn rườm rà, thậm chí có chuyện cắt điều kiện kinh doanh này, lại mọc ra thủ tục khác.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Trong phiên chất vấn sáng 9/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy đoàn Đà Nẵng nêu vấn đề, nhiều thủ tục hành chính gây ra rào cản cho doanh nghiệp, người dân khi thực hiện quyền của mình. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng như cam kết ra sao để hạn chế vấn đề này, đại biểu đặt câu hỏi?

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật đều có nguyên tắc. Ví dụ thực hiện nguyên tắc đối với lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích trực tiếp của người dân, doanh nghiệp thì phải quy định cụ thể bằng luật.

Các điều kiện kinh doanh, thủ tục có liên quan, tầm văn bản quy phạm pháp luật thấp nhất là nghị định của Chính phủ. Quy trình để thực hiện xây dựng, trình ban hành, tổ chức thực hiện một văn bản quy phạm pháp luật được quy định rất chặt chẽ.

Trong thời gian qua, tình trạng bỏ sót các điều kiện kinh doanh, đặc biệt thủ tục trong một số văn bản quy phạm pháp luật vẫn xảy ra. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền của Bộ Tư pháp được giao chỉ dừng lại ở thông tư và văn bản của bộ ngành, địa phương. Khi phát hiện thì Bộ đề xuất xử lý theo thẩm quyền, chứ không thể tự xử lý.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chính phủ quyết tâm trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Hiện đã cắt giảm được 3,893/6,191 điều kiện kinh doanh, giảm đơn giản hóa 6,776/9,926 thủ tục hành chính và cắt giảm 30/120 bộ thủ tục hành chính. Mặt khác đang cắt giảm 1501 quy định chồng chéo giữa các bộ ngành.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thừa nhận điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn rườm rà, thậm chí có chuyện cắt điều kiện kinh doanh này, lại mọc ra thủ tục khác, từ đó gây ra rào cản cho doanh nghiệp và người dân.

Theo ông Mai Tiến Dũng, về lâu dài cần nâng cao chất lượng dự thảo văn bản và cơ quan thẩm tra; cần đẩy mạnh công khai, công nghệ thông tin để người dân và doanh nghiệp cần giám sát.

Tranh luận lại sau câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đoàn Đà Nẵng ghi nhận những cố gắng gần đây của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, đại biểu đoàn Đà Nẵng cũng đề nghị rà soát kỹ các thủ tục, vai trò của Bộ Tư pháp trong việc xem xét các nghị định, thông tư không để doanh nghiệp, người dân phải làm những thủ tục không cần thiết và không đúng luật./.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Thủ tướng đồng ý tăng thêm 2 tỷ USD đầu tư cho ĐBSCL (09/11/2020)

>   Tổng thanh tra Chính phủ: 'Đánh giá tình hình tham nhũng hết sức khó khăn, trừu tượng' (09/11/2020)

>   Việt Nam tăng tốc, dè chừng đối thủ kích hoạt 'đòn hiểm' (09/11/2020)

>   Doanh nghiệp 'ma' trục lợi tiền thật: Bắt tận tay, chẳng xử lý được (09/11/2020)

>   Hiệp định RCEP có thể được ký trực tuyến trong tuần này (09/11/2020)

>   Ông Nguyễn Văn Bình bị cảnh cáo (08/11/2020)

>   Thêm quy định quản chợ mạng (07/11/2020)

>   Đề xuất vé metro số 1 có thể nạp tiền, thay vé bằng quét ví điện tử, cà thẻ (07/11/2020)

>   TP HCM sẽ lắp hệ thống điện mặt trời tại trụ sở công (07/11/2020)

>   Đề xuất thêm chính sách tài chính hỗ trợ hàng không vực dậy sau Covid-19 (07/11/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật