Thứ Sáu, 13/11/2020 06:38

Đánh thuế các 'ông lớn' internet

Giữa kỷ nguyên internet bùng nổ, biên giới các quốc gia trên thế giới ảo bị xóa nhòa, đồng thời mở ra cơ hội cho nhiều tập đoàn toàn cầu hoạt động trên internet thu về cả ngàn tỷ USD.

Nổi bật trong số “ông lớn” internet hưởng lợi phải kể đến: Alphabet (có các dịch vụ Google, YouTube...), Facebook, Amazon (đang kiếm lời lớn với dịch vụ lưu trữ web đám mây), Netflix (xem phim trực tuyến), Spotify (nghe nhạc trực tuyến)...

Trong bối cảnh đó, việc thu thuế đúng và đủ đối với các tập đoàn này là một thách thức lớn với hầu hết các quốc gia. Không riêng gì Việt Nam, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách thu thuế đầy đủ đối với hoạt động của các ông lớn trên.

Không thể trông chờ vào ý thức của doanh nghiệp, nhiều quốc gia đã vào cuộc để đảm bảo các “ông lớn” internet phải chấp hành nghĩa vụ thuế khi kinh doanh tại địa phương.

Thông qua việc tính số lượng người dùng, lưu lượng dữ liệu kết nối và các khoản thanh toán qua hệ thống ngân hàng, nhiều nước đã từng bước thu thuế ngày càng hiệu quả hơn đối với các ông lớn internet. Điển hình như Úc, năm 2019, công ty con của Google ở nước này ban đầu chỉ đóng thuế khoảng 58,7 triệu AUD (gần 1.000 tỉ đồng), nhưng sau đó đã bị truy thu thêm 50,6 triệu AUD (hơn 900 tỉ đồng).

Nhiều nước đã tiến hành đàm phán với các “ông lớn” công nghệ bằng một tối hậu thư: Nếu không hợp tác để cung cấp thông tin (có kiểm tra chéo) nhằm thu thuế đầy đủ, thì sẽ bị chặn hoạt động.

Gần Việt Nam, Indonesia không chỉ dần thu thuế hiệu quả các tập đoàn công nghệ internet toàn cầu, mà hồi tháng 7 vừa qua còn đặt ra thuế giá trị gia tăng nhằm vào các tập đoàn cung cấp dịch vụ trên mạng với mức thuế suất 10%. Theo đó, tất cả các công ty cung cấp dịch vụ trên internet có doanh thu từ 600 triệu rupiah hằng năm (khoảng 1 tỉ đồng) và có lượng truy cập với từ 12.000 người dùng thường xuyên mỗi năm đều phải chịu khoản thuế trên.

Hiện nay, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), với khoảng 37 quốc gia thành viên trải rộng ở nhiều châu lục, cùng với hàng chục quốc gia khác đang hợp tác để xây dựng chính sách thuế mới phù hợp với bối cảnh hiện nay. Cụ thể, chính sách thuế mới đặt ra hạng mục thuế dịch vụ kỹ thuật số để đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia đang cung cấp dịch vụ toàn cầu qua internet.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều quốc gia, bao gồm hầu hết các nước phát triển, đang tìm cách thu đúng và đủ các khoản thuế đối với các “ông lớn” internet. Đài ABC dẫn một số phân tích cho rằng việc truy soát bổ sung này có thể đem về khoảng 100 tỷ USD cho ngân sách các nước.

Như vậy, việc thu thuế các “ông lớn” internet thực tế không quá khó khăn và nhiều quốc gia đang tiến hành nên đây cũng là xu thế chung. Chính vì thế, Việt Nam cũng có thể phối hợp, học hỏi từ các nước khác để không bị thất thoát ngân sách trong việc thu thuế các tên tuổi như Alphabet, Facebook, Amazon… Đó là nghĩa vụ tất yếu mà các tập đoàn này phải tuân thủ khi kinh doanh, thu lợi từ quốc gia khác.

Hoàng Đình

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Việt Nam ký 10 hiệp định vay vốn nước ngoài trị giá 977 triệu USD (10/11/2020)

>   Quy định mới về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết (09/11/2020)

>   Ngân sách đã chi hơn 17.700 tỷ đồng để khắc phục đại dịch COVID-19 (09/11/2020)

>   Làm sao thu đủ 7,8 triệu tỉ đồng để chi? (06/11/2020)

>   Giảm chi và đẩy mạnh chống thất thu thuế (05/11/2020)

>   Đề xuất tăng 5% thuế giá trị gia tăng với mặt hàng phân bón (04/11/2020)

>   Tổng cục Thuế: Thu ngân sách 10 tháng 2020 đạt 979,724 tỷ đồng (04/11/2020)

>   Thoái vốn 10 tháng, thu về cho Nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng (04/11/2020)

>   Kiến nghị Chính phủ chưa tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2021 (03/11/2020)

>   Người kiếm tiền online thu nhập khủng, đóng thuế bèo (03/11/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật