Thứ Ba, 03/11/2020 16:21

Bộ trưởng Bộ GTVT: Quyết nâng tỉ lệ đường cao tốc tại ĐBSCL

“Bộ GTVT đã trình Chính phủ và Chính phủ sẽ trình Quốc hội hết nhiệm kỳ tới có thể nâng tỷ lệ đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là quyết tâm rất lớn của Chính phủ”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể giải trình trước Quốc hội một số vấn đề giao thông ngày 3/11. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 3/11, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc với phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Giải trình một số ý kiến của đại biểu về lĩnh vực giao thông, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, xây dựng cơ bản trong năm 2020 đã đạt được kết quả tốt nhất trong nhiệm kỳ 5 năm này.

Theo đó, tính đến 30/10/2020, theo số lượng thống kê, cả nước đã giải ngân được 60% số vốn được bố trí. Riêng ngành GTVT được bố trí gần 40 ngàn tỷ trong năm 2020, đến nay, Bộ GTVT đã giải ngân được hơn 29 ngàn tỷ (chiếm hơn 73%), cao hơn bình quân cả nước 10%.

“Có được kết quả này là do Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt là các địa phương đã vào cuộc giúp Bộ GTVT trong công tác giải phóng mặt bằng. Kết quả đạt được trong năm 2020 là bài học quý báu để năm 2021 và nhiệm kỳ tiếp theo chúng ta thực hiện tốt hơn”, Bộ trưởng nói.

Về giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đây là vấn đề Chính phủ dành sự quan tâm rất lớn trong thời gian qua.

"Trong nhiệm kỳ tới 2021-2025, chúng tôi đã đánh giá về giao thông của các vùng miền, trong đó có vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay Bộ GTVT tập trung cho nghiên cứu 7 đường cao tốc ở khu vực này. Nghiên cứu thì nhiều, nhưng chúng ta sẽ lựa chọn những đoạn, những tuyến, những khu vực quan trọng để đầu tư trong 5 năm tới”, Bộ trưởng cho hay.

Theo tính toán của Bộ GTVT, hiện nay cơ quan này đã trình Chính phủ và Chính phủ sẽ trình Quốc hội, hết nhiệm kỳ tới có thể nâng tỷ lệ giao thông cao tốc của đồng bằng sông Cửu Long, từ hơn 40 km hiện nay lên khoảng hơn 300 km trong năm 2025, phải đầu tư thêm hơn 200 km. Cụ thể, tuyến cao tốc từ Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ hoàn thành năm 2022 và cầu Mỹ Thuận 2023. Đoạn Cao Lãnh - Vàm Cống và Vàm Cống ra Rạch Sỏi sẽ được nâng cấp khoảng 75 km để công bố đạt chuẩn đường cao tốc.

Quốc lộ 30 từ Cao Lãnh ra An Hữu sẽ kết nối với cao tốc TPHCM - Cần Thơ, đặc biệt là đường cao tốc từ thành phố Cần Thơ đến thành phố Cà Mau nằm trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông. Đây là quyết tâm rất lớn của Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, và Bộ trưởng cũng đánh giá “không có đường cao tốc thì vấn đề thu hút đầu tư phát triển sẽ khó khăn”.

“Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, rất mong các đại biểu Quốc hội ủng hộ để làm sao hình thành nên hệ thống giao thông vận tải ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có như vậy mới đánh thức được tiềm năng, phát huy được thế mạnh của khu vực này để phát triển tốt hơn trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chia sẻ.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Không để đường sắt Cát Linh-Hà Đông sai hẹn về đích lần thứ 9 (03/11/2020)

>   Ba vướng mắc về vốn khiến cao tốc Bến Lức - Long Thành trễ hẹn (03/11/2020)

>   Suất đầu tư Long Thành 186,6 triệu USD/1 triệu hành khách cao hay thấp? (02/11/2020)

>   Lý do 4 công trình trọng điểm chưa thể về đích (02/11/2020)

>   Báo cáo Bộ Chính trị về đường sắt tốc độ cao Bắc Nam (31/10/2020)

>   Hàng tỉ USD đổ vào hạ tầng phía nam (31/10/2020)

>   Chuẩn bị vay thêm hơn 300 triệu USD hoàn thành metro số 1 (29/10/2020)

>   TP.HCM duyệt đề án hơn 391.000 tỉ đồng phát triển giao thông công cộng (29/10/2020)

>   Thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh từ 01/07/2021 (27/10/2020)

>   Tết này, đường ra Tân Sơn Nhất có còn kẹt? (27/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật