Thứ Tư, 21/10/2020 21:50

Việt Nam vẫn nhập siêu từ các thị trường có FTA

Do hai thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng hóa Việt Nam là Mỹ (chưa có ký kết hiệp định thương mại tự do - FTA) và Liên minh châu Âu (EU - mới thực thi Hiệp định EVFTA cách đây hai tháng) nên xét về tổng thể đối với các thị trường đã có FTA, Việt Nam vẫn nhập siêu, thay vì xuất siêu.

Hoạt động đóng gói dừa xuất khẩu vào thị trường EU sau EVFTA tại một doanh nghiệp ở Bến Tre. Ảnh: TTXVN

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) năm 2019 là 123,11 tỉ đô la Mỹ. Thoạt nhìn con số này rất lớn, dễ dẫn đến suy nghĩ là Việt Nam là nước xuất siêu đi nhiều thị trường. Trong khi đó, năm 2004, Việt Nam mới có hai đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7 tỉ đô la.

Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, tới nay Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong số 13 FTA đã ký kết và 3 FTA đang đàm phán (gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP giữa 10 nước ASEAN với 6 nước đối tác gồm Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ. FTA giữa Việt Nam với Khối Thương mại tự do Châu Âu (EFTA) gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland; FTA giữa Việt Nam và Israel.

Thống kê của Bộ Công thương cho thấy: Xét về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân sang các thị trường đối tác FTA kể từ khi có Hiệp định FTA thì Ấn Độ đạt bình quân 35,7%/năm, Hàn Quốc đạt 29,2%/năm, Chile 28,9%/năm và Trung Quốc 20,9%/năm.

Nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường đối tác FTA của Việt Nam năm 2019 là 186 tỉ đô la. Trong khi đó, năm 2004, Việt Nam mới có hai đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 12,4 tỉ đô la. Như vậy cán cân thương mại (nhập siêu) vẫn nghiêng về phía Việt Nam với 62,89 tỉ đô la Mỹ (tính riêng năm 2019).

Bộ Công Thương nhận định, về tổng thể Việt Nam vẫn nhập siêu từ các thị trường có FTA do hai thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng Việt Nam là Mỹ và EU chúng ta đều chưa có FTA được đưa vào thực thi. EVFTA giữa Việt Nam với các quốc gia EU vừa chính thức có hiệu lực từ 1-8-2020, cũng chưa tác động nhiều đến cán cân thương mại. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập nhập siêu của Việt Nam dự kiến sẽ có cải thiện khi Hiệp định EVFTA được thực thi với thời gian dài hơn.

Việt Nam đang gia tăng vị thế là nhà cung cấp hàng đầu trong khu vực ASEAN cho Mỹ. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu ASEAN vào Mỹ, vượt Malaysia (19,8%) Thái Lan (14,7%), Indonesia (12,5%), Singapore (9,5%).

Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đánh giá, năm 2019 Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm 28,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa; một số mặt hàng chủ lực tăng cao như dệt may tăng 11,7%; giày dép tăng 23,9%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 87,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 35,1% so với năm 2018.

Con số này có thể hơn 30% trước năm 2020 nếu xu hướng này được tiếp tục; không chỉ tăng về khối lượng, hàng hóa chất lượng và giá trị gia tăng cao của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ ngày một nhiều hơn.

Mặt khác, Việt Nam đang xếp thấp nhất trong các nước ASEAN-6 về nhập khẩu từ Mỹ với 14,37 tỉ đô la trong năm 2019. Hiện nay, giữa Việt Nam và Mỹ chỉ có Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA), chưa phải là FTA như các hiệp định khác.

Lan Nhi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Chuyến tàu không thể bỏ lỡ (21/10/2020)

>   MWG giữ vững vị trí số 1 ngành bán lẻ, top 3 công ty niêm yết tốt nhất (21/10/2020)

>   VCCI đề xuất thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư không bao gồm lợi nhuận (21/10/2020)

>   2,75 triệu tỷ đầu tư công trung hạn 5 năm tới (21/10/2020)

>   Thêm 1 'đại bàng' xuất hiện, lập liên doanh 1,5 tỷ USD tại Việt Nam (21/10/2020)

>   Vốn FDI từ Nhật sẽ tăng tốc (21/10/2020)

>   Robot đe dọa 800 triệu việc làm trên thế giới (21/10/2020)

>   Thủ tướng đề nghị Samsung đầu tư mảng bán dẫn tại Việt Nam (21/10/2020)

>   Chủ tịch Siemens kêu gọi doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam (20/10/2020)

>   Đơn hàng ngành da giày đã trở lại (20/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật