Thứ Ba, 06/10/2020 10:06

VDSC: Tăng trưởng GDP 2020 ước tính ở mức 2.7%

Theo báo cáo chiến lược tháng 10/2020, CTCK Rồng Việt (VDSC) dự báo tăng trưởng GDP ước tính ở mức 2.7% vào năm 2020 với giả định không có sự bùng phát dịch lớn trong nội địa trong quý 4/2020 và tăng trưởng GDP quý 4/2020 ở mức 4.0% so với cùng kỳ.

Nền kinh tế Việt Nam trong quý 3/2020 ghi nhận mức phục hồi khiêm tốn, đạt 2.6% so với mức tăng trưởng 0.39% đã điều chỉnh trong quý 2/2020 và dự báo của VDSC là 2.5%.

Ngành Nông nghiệp/Bán lẻ/Xây dựng tiếp tục cải thiện. Nông nghiệp tăng 2.9% so với cùng kỳ trong quý 3/2020, phục hồi từ mức tăng thấp 0.04% trong quý 1/2020 và 1.8% trong quý 2/2020.

Trong khi đó, nền kinh tế trong nước dần phục hồi đã giúp thúc đẩy lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, tăng 6% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 3% trong quý 2/2020. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng đầu tư công đã thúc đẩy tăng trưởng lĩnh vực xây dựng, tăng 5.7% so với cùng kỳ trong quý 3/2020, cao hơn mức tăng 4.7% trong quý 2/2020.

Khu vực sản xuất - động lực chính của nền kinh tế - đóng góp gần một nửa mức tăng GDP trong 9 tháng 2020. Tuy nhiên, lĩnh vực này cho thấy sự phục hồi chậm với mức tăng trưởng 3.9% so với cùng kỳ trong quý 3/2020 so với mức tăng trưởng 3.4% trong quý 2/2020.

Ngành vận tải sụt giảm 1.2% so với cùng kỳ trong quý 3/2020, cải thiện so với mức giảm 9.9% trong quý 2/2020. Trong khi đó, ngành lưu trú và ăn uống, liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch cũng cho thấy mức giảm thấp hơn trong quý 3/2020 (9.8% so với cùng kỳ so với mức giảm 29.3% trong quý 2/2020).

VDSC quan sát thấy sự phân hóa trong sự phục hồi của các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp như:

+ Nhóm ngành thực phẩm, hóa chất, dược phẩm, cao su/nhựa, máy móc thiết bị và đồ nội thất phục hồi mạnh.

+ VDSC nhận thấy sự phục hồi khiêm tốn ở một số ngành như giấy, điện tử, thiết bị điện tử và điện/gas.

+ Sự phục hồi của các ngành còn lại bao gồm dệt may, kim loại cơ bản, xe cơ giới ở mức khiêm tốn.

Mặc dù hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi yếu trong quý 3/2020, VDSC kỳ vọng sự phục hồi tích cực hơn trong quý 4/2020 nhờ nhu cầu trong nước và toàn cầu được cải thiện.

Chỉ báo về hoạt động sản xuất - PMI - cũng tăng trở lại trong khu vực vào tháng 9 năm 2020, tăng 52.2 từ 45.7 vào tháng 8 năm 2020. Tốc độ đầu tư công tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng GDP trong quý 4/2020.

Ngoài ra, VDSC kỳ vọng rằng việc mở cửa nền kinh tế với các quốc gia khác sẽ là một yếu tố hỗ trợ cho sự phục hồi của ngành dịch vụ.

Nền kinh tế tăng trưởng ở mức 2.12% trong 9 tháng 2020 với giả định rằng không có sự bùng phát dịch lớn trong nội địa trong quý 4/2020, VDSC dự báo tăng trưởng GDP quý 4/2020 ở mức 4.0% so với cùng kỳ. Theo đó, dự báo tăng trưởng GDP ước tính ở mức 2.7% vào năm 2020.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng (05/10/2020)

>   Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm (02/10/2020)

>   Thủ tướng: Mục tiêu kép đã đạt kết quả tốt (02/10/2020)

>   HSBC: Kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 2.6% năm 2020 và 8.1% năm 2021 (01/10/2020)

>   Triển vọng kinh tế Việt Nam dưới 'lăng kính ngoại' (01/10/2020)

>   PMI tháng 9 đạt 52.2 điểm, quay lại vùng tăng trưởng (01/10/2020)

>   Việt Nam đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người lên 5.000 USD (30/09/2020)

>   CPI quý 3/2020 tăng 0.92% so với quý trước (29/09/2020)

>   GDP quý 3/2020 của Việt Nam tăng 2.62% (29/09/2020)

>   Điều chỉnh 'thước đo' tăng trưởng của Việt Nam (29/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật