Thứ Năm, 15/10/2020 09:00

Lào: Thu ngân sách giảm làm gia tăng gánh nặng nợ

Thu ngân sách Nhà nước của Lào năm nay được dự đoán tiếp tục giảm từ mức 13.5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm trước còn 10.2% GDP, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), The Laotian Times đưa tin.

Do thu ngân sách Nhà nước giảm, thâm hụt tài chính được dự đoán tăng lên 7.6% GDP trong năm nay từ mức ước tính 5.1% GDP năm ngoái. Thâm hụt tài chính gia tăng sẽ khiến nợ công leo dốc, gây thêm áp lực về khả năng chi trả của quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Nhằm nỗ lực xoa dịu những khó khăn tài chính trong nước, tại phiên họp nội các gần đây, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã phê duyệt báo cáo về tăng cường thu ngân sách Nhà nước trong thời gian còn lại của năm.

Nhằm tăng cường thu ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính (MoF) đã kiến nghị tăng thu thuế từ đất đai, phí từ các dự án chuyển nhượng và các nghĩa vụ tài chính khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.

Hồi tháng 6, Quốc hội CHDCND Lào đã phê duyệt động thái của Chính phủ Lào về việc điều chỉnh ngân sách thông qua hạ mục tiêu thu ngân sách Nhà nước từ 28.99 tỷ Kip xuống còn 22.72 tỷ Kip (từ 3.14 triệu USD xuống 2.46 triệu USD).

Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách được dự đoán vẫn tăng do tác động kéo dài của đại dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp.

Lào đang gánh chịu tình trạng căng thẳng kinh tế vĩ mô ở mức độ chưa từng có và đại dịch đã làm xấu đi nền kinh tế vốn dĩ mong manh. Tình trạng thu ngân sách Nhà nước ở mức thấp ngày trầm trọng hơn, do kinh tế suy yếu và tác động của đại dịch. Những hạn chế về mặt cơ cấu đã khiến tình trạng kinh tế vĩ mô xấu đi đáng kể, trong đó có việc gia tăng đáng kể gánh nặng nợ công.

Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động kinh tế do Covid-19 bằng cách hoãn nộp thuế và áp dụng các biện pháp khác để hỗ trợ hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Theo báo cáo của WB, Ngân hàng Trung ương Lào đã trực tiếp vay mượn từ các ngân hàng thương mại để giúp Chính phủ thực hiện nghĩa vụ thanh toán và cấp tín dụng trực tiếp cho Chính phủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu.

Để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách và trả nợ, Chính phủ cố gắng phát hành trái phiếu để huy động thêm vốn, đồng thời vay thêm tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nỗ lực mở rộng hệ thống nộp thuế điện tử đến tất cả tỉnh thành và áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Song song đó, việc cắt giảm chi tiêu các dự án không thiết yếu, không đảm bảo lợi nhuận kinh tế cũng đã được Chính phủ Lào thực hiện.

Đỗ Thảo (Theo Laotian Times)

FILI

Các tin tức khác

>   FTA Campuchia-Trung Quốc sẽ có hiệu lực sau 30 ngày hoàn tất thủ tục  (14/10/2020)

>   FTA Campuchia-Trung Quốc được ký hôm nay (12/10) (12/10/2020)

>   Myanmar: Nguy cơ tăng lạm phát do hạn chế đi lại cản trở lưu thông hàng hóa (10/10/2020)

>   Campuchia: Lạm phát vẫn duy trì quanh mức thấp 3% (28/09/2020)

>   Lào: Luật mới cho phép người nước ngoài được sở hữu căn hộ (26/09/2020)

>   Myanmar sẽ tập trung tăng tốc kinh tế hậu Covid-19 (24/09/2020)

>   Campuchia: Tiến tới thống nhất các cơ quan quản lý tài chính phi ngân hàng (21/09/2020)

>   Campuchia sẽ đa dạng hóa kinh tế, giảm phụ thuộc ngành dệt may (15/09/2020)

>   Lào sẽ mất ưu đãi thương mại khi thoát tình trạng 'quốc gia kém phát triển' (07/09/2020)

>   FTA Campuchia - Hàn Quốc: Bước vào vòng đàm phán thứ 2 (03/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật