Thứ Sáu, 30/10/2020 20:49

Lãnh đạo NHNN phân tích về nguyên nhân nợ xấu tăng

Dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng mọi mặt đời sống kinh tế khiến nhiều khách hàng của ngân hàng, bao gồm cả người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ, đồng thời cầu tín dụng giảm khiến tỉ lệ nợ xấu tăng lên, đặc biệt khi Thông tư 01 hết liệu lực.

Đây là thông tin do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cung cấp tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 10 của Chính phủ chiều tối ngày 30/10 tại Hà Nội.

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cung cấp thông tin tại Họp báo Chính phủ. Ảnh:VGP/Đoàn Bắc.

Tình hình nợ xấu, xử lý nợ xấu được Đảng, Chính phủ, Quốc hội quan tâm. Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), các đơn vị đã tích cực triển khi thực hiện trong gần 3 năm qua với hiệu quả cao, các vướng mắc khó khăn được khắc phục.

Về tiến độ thực hiện, theo thống kê, luỹ kế từ 15/8/2017 (thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến ngày 30/9/2020, đã xử lý được khoảng 313 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng hơn 167,9 nghìn tỷ đồng chiếm 53,8%, xử lý các khoản nợ ngoài bảng cân đối kế toán 74,9 nghìn tỷ đồng, với các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) dưới hình thức trái phiếu đặc biệt xử lý được hơn 69,5 nghìn tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng mọi mặt đời sống kinh tế khiến người gửi tiền ngân hàng là DN, người dân gặp khó khăn, nguồn thu giảm, khả năng trả nợ khó khăn. Trong đó, các ngân hàng là trung gian tài chính cũng bị ảnh hưởng, đó là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng.

Một nguyên nhân nữa là vấn đề kỹ thuật tính toán. Trong bối cảnh tác động của COVID-19, tình hình kinh tế khó khăn, cầu tín dụng không cao như những năm trước, mẫu số nhỏ đi, do đó, tỉ lệ tương đối nợ xấu/dư nợ phát sinh cũng tăng lên.

Trong thời gian qua, NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD thực hiện cơ cấu miễn giảm lãi vay, hoãn, giãn nợ, gỡ khó cho doanh nghiệp (DN) và người dân.

“Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp chưa rõ thời điểm kết thúc, nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho DN, đặc biệt các DN tham gia nhiều vào thương mại quốc tế hay dịch vụ bị ảnh hưởng lớn, nhiều khả năng làm nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng lên. NHNN đã giao các đơn vị chức năng đánh giá phân tích ứng phó tình hình, bảo đảm an toàn cho các TCTD và toàn hệ thống”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Huy Thắng

Báo Chính phủ

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: Đẩy mạnh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu 2020 đạt mức tăng trưởng 2.5-3% (30/10/2020)

>   Thủ tướng: Hỗ trợ tiền cho người dân sửa nhà sập đổ, hư hỏng nặng (30/10/2020)

>   PMI tháng 10 đạt 51.8 điểm, quá trình phục hồi tiếp tục (02/11/2020)

>   Toàn cảnh tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2020 (29/10/2020)

>   Thủ tướng yêu cầu chỉ rõ cơ quan nào gây khó khăn, chậm trễ giải ngân (29/10/2020)

>   CPI tháng 10/2020 tăng 0.09% so với tháng trước (29/10/2020)

>   Giải ngân vốn ODA chậm, nhiều nguyên nhân nhưng ít nơi tự nhận trách nhiệm (29/10/2020)

>   7 nguyên nhân chính khiến nhiều dự án ODA chậm giải ngân (28/10/2020)

>   Quãng đường và thời điểm thu nhập người Việt vượt Singapore (27/10/2020)

>   Vốn FDI 10 tháng năm 2020 giảm gần 20% so với cùng kỳ (27/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật