Thứ Tư, 14/10/2020 15:09

Kiểm toán Nhà nước: Nhiều công ty con của UDIC vào diện "giám sát đặc biệt"

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, hàng loạt công ty con của Tổng công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) vào diện "giám sát đặc biệt".

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo kết quả công tác kiểm toán năm 2020 gửi Quốc hội để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 10 sẽ khai mạc vào ngày 20-10 tới đây. Trong đó, KTNN đã nêu kết quả kiểm toán các doanh nghiệp (DN), tổng công ty trong 9 tháng đầu năm 2020.

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp "lọt" vào diện vào giám sát đặc biệt, chiếm phần lớn là các công ty thành viên của Tổng công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) như Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Ngọc Minh, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Thành UDIC, Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý bất động sản UDIC, Công ty cổ phần UDIC Kim Bình, Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng và Xuất nhập khẩu Hồng Hà, Công ty cổ phần Đầu tư và Bêtông Thịnh Liệt.

Theo cơ quan kiểm toán, một số đơn vị còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp. Dẫn chứng như Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) sử dụng 12,02 ha đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp vào mục đích kinh doanh xăng dầu. Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình có 5,80 ha đất đang để trống, chưa hoặc không sử dụng.

Qua kiểm toán cũng phát hiện Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư - CTCP có 23,54 ha đất chưa sử dụng hiệu quả. Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn chưa sử dụng 6,3 ha bị lấn chiếm, và 1,96 ha đất tranh chấp.

KTNN cũng nêu rõ TP HCM ban hành quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất để Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với 9 mặt bằng đất tại Dự án Rạch Ụ Cây (quận 8) trước khi có quyết định giao đất, không có cơ sở xác định thời điểm tính tiền sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất đối với 10 mặt bằng đất không thông qua đấu giá, thông báo và thu tiền sử dụng đất đối với 2 mặt bằng đất sử dụng vào mục đích thương mại dịch vụ không theo quy định Luật Đất đai.

Theo KTNN, một số tổng công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn như Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) có 214,4 tỉ đồng; Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư - CTCP 643,3 tỉ đồng; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 17,4 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, một số DN đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Cơ quan kiểm toán chỉ rõ, cổ tức, lợi nhuận PVPower được chia năm 2019 chỉ đạt 0,2% tổng vốn đầu tư; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn đầu tư vào 1/5 công ty con lỗ; 5/17 công ty liên doanh lỗ.

Ngoài ra, còn tình trạng sở hữu chéo giữa các DN trong cùng tổng công ty; quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chưa bảo toàn được vốn. Đối với việc hoạt động sản xuất kinh doanh chưa bảo toàn được vốn, KTNN đã nêu tên một số DN như PVOIL Bạc Liêu, PVOIL Bình Thuận, PVOIL Tây Ninh, PVOIL Phú Thọ, PVOIL Thanh Hóa, PVOIL Nam Định...

Minh Chiến

Người lao động

Các tin tức khác

>   Khi nào đường bay thương mại quốc tế có thể khai thác trở lại? (14/10/2020)

>   'Bom tấn' Bách hoá Xanh gây chấn động ngày khai trương shop ‘5 tỷ’ hoàn toàn mới: Doanh thu ngày 800 triệu, xuất 3,176 hóa đơn (15/10/2020)

>   'Hút' khách như Bách hóa Xanh Bình Chánh: Ngày đầu mở bán, xuất 3,176 hóa đơn, đón hơn 3,000 khách (14/10/2020)

>   4 đề án được kỳ vọng của TP HCM (14/10/2020)

>   Cú 'bẻ lái' ngoạn mục của doanh nghiệp Việt (14/10/2020)

>   Cơ hội lớn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (14/10/2020)

>   Phải có những “đại bàng quốc tịch Việt” (13/10/2020)

>   Mở 'xa lộ' vào châu Âu trong tâm dịch (13/10/2020)

>   Bất ngờ những con số về kinh tế tư nhân Việt Nam (13/10/2020)

>   Hơn 150 cuộc kiểm toán: Lộ nhiều sai phạm, chuyển 5 vụ sang công an (13/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật