Thứ Năm, 22/10/2020 20:32

Đề xuất thu hồi giấy phép bay của một hãng hàng không

Cục Hàng không vừa đề nghị Bộ GTVT hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không chung của CTCP Hàng không Bầu Trời Xanh do không có hoạt động khai thác.

Theo Cục Hàng không, CTCP Hàng không Bầu Trời Xanh được cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung số 01/GP - CHK ngày 8/6/2010 trên cơ sở quy định của Nghị định số 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

Tuy nhiên, hiện Nghị định 76 đã được thay thế bởi Nghị định 92 của Chính phủ về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 89 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92 và Nghị định 30 về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

thu hồi giấy phép bay ảnh 1
Cục Hàng không vừa đề nghị Bộ GTVT hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không chung của CTCP Hàng không Bầu Trời Xanh do không có hoạt động khai thác. Ảnh: Getty.

Theo Khoản 9, Điều 1 của Nghị định 89, giấy phép của Công ty Bầu Trời Xanh thuộc trường hợp hủy bỏ và “trường hợp giấy phép bị hủy bỏ, Bộ GTVT ra quyết định hủy bỏ giấy phép và doanh nghiệp phải chấm dứt ngay việc kinh doanh vận tải hàng không”. Như vậy, việc hủy bỏ giấy phép của Công ty Bầu Trời Xanh thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT.

Cũng theo quy định tại Khoản 9, điều 1, Nghị định số 89, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh hàng không chung nếu trong vòng 3 năm doanh nghiệp chưa có hoạt động khai thác và chưa được cấp chứng chỉ nhà khai thác.

CTCP Hàng không Bầu Trời Xanh thuộc trường hợp hủy bỏ giấy phép kinh doanh hàng không chung do sau 10 năm kể từ khi được cấp phép, doanh nghiệp này chưa được Cục Hàng không cấp chứng chỉ nhà khai thác (AOC).

Theo Luật Hàng không dân dụng, định nghĩa hàng không chung chỉ hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư.

Tính đến cuối tháng 9, cả nước có 5 công ty được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không gồm: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Tổng công ty trực thăng Việt Nam.

Bên cạnh đó, có 6 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung, trong đó có 4 đơn vị đang hoạt động và đáp ứng các điều kiện của giấy phép gồm: Công ty cổ phần Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần Hàng không Hành Tinh Xanh, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam và Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu.

Ngô Minh

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Thiên tai sẽ cướp đi hàng tỷ USD tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (22/10/2020)

>   Việt Nam vẫn nhập siêu từ các thị trường có FTA (21/10/2020)

>   Chuyến tàu không thể bỏ lỡ (21/10/2020)

>   MWG giữ vững vị trí số 1 ngành bán lẻ, top 3 công ty niêm yết tốt nhất (21/10/2020)

>   VCCI đề xuất thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư không bao gồm lợi nhuận (21/10/2020)

>   2,75 triệu tỷ đầu tư công trung hạn 5 năm tới (21/10/2020)

>   Thêm 1 'đại bàng' xuất hiện, lập liên doanh 1,5 tỷ USD tại Việt Nam (21/10/2020)

>   Vốn FDI từ Nhật sẽ tăng tốc (21/10/2020)

>   Robot đe dọa 800 triệu việc làm trên thế giới (21/10/2020)

>   Thủ tướng đề nghị Samsung đầu tư mảng bán dẫn tại Việt Nam (21/10/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật