Thứ Ba, 01/09/2020 08:38

PMI tháng 8 đạt 45.7 điểm, sản lượng giảm tháng thứ 2 liên tiếp

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) của Việt Nam giảm mạnh từ 47.6 điểm tháng 7 về 45.7 điểm trong tháng 8. Điều này cho thấy sức khỏe lĩnh vực sản xuất giảm lần thứ hai liên tiếp, sau khi tăng trở lại trong tháng 6. Mặc dù vậy, mức suy giảm các điều kiện kinh doanh vẫn ít nghiêm trọng hơn nhiều so với tháng tồi tệ nhất do ảnh hưởng của Covid-19 là tháng 4.

Ảnh hưởng của Covid-19 làm giảm cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới. Số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu khách hàng yếu. Dữ liệu cũng cho thấy số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh, và đây là mức giảm nhanh hơn so với tổng số đơn đặt hàng mới.

Lần giảm mới đây nhất của sản lượng ngành sản xuất là lần thứ tám trong chín tháng qua, và mức giảm nhanh hơn so với tháng 7. Tất cả ba lĩnh vực thị trường khảo sát đều có sản lượng giảm và tốc độ nhanh nhất thuộc về lĩnh vực hàng hóa trung gian.

Số lượng đơn đặt hàng mới giảm khiến lượng công việc tồn đọng và việc làm đều giảm trong bối cảnh năng lực sản xuất không phải chịu áp lực. Tốc độ giảm lượng công việc chưa thực hiện nhanh, trong khi các công ty giảm số lượng việc làm với mức độ chỉ kém tháng giảm tồi tệ nhất là tháng 4.

Hoạt động mua hàng giảm nhanh hơn khi số lượng đơn đặt hàng mới và yêu cầu sản lượng giảm. Tuy nhiên, mức giảm hoạt động mua hàng hóa đầu vào vẫn yếu hơn nhiều so với mức giảm kỷ lục trong tháng 4. Tình trạng giảm hàng tồn kho cũng tiếp tục diễn ra, với lượng tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm đều giảm trong tháng 8. Hàng thành phẩm được chuyển cho khách hàng ngay khi sẵn sàng để tránh tăng hàng tồn kho.

Giá cả đầu vào tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8, mặc dù chỉ giảm nhẹ với tốc độ chậm hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu do Covid-19 là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Ảnh hưởng của đại dịch cũng là nguyên nhân chính khiến thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài.

Các nhà sản xuất đối phó tình trạng nhu cầu yếu bằng cách giảm giá cả đầu ra vào giữa quý 3. Giá bán hàng giảm suốt bảy tháng qua với mức giảm mới đây là nhanh nhất kể từ tháng 5.

Những lo ngại về ảnh hưởng của Covid-19 lên nhu cầu làm giảm niềm tin của các nhà sản xuất về triển vọng sản lượng 12 tháng tới. Trong khi đó, các công ty vẫn dự báo sản lượng tăng trong năm tới với hy vọng đại dịch sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên, mức độ lạc quan ở một trong những mức thấp nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2012.

Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói:

Dữ liệu PMI mới nhất của Việt Nam cho thấy những ảnh hưởng kéo dài của Covid-19 với lĩnh vực sản xuất và thách thức gặp phải trong việc cố gắng vượt qua chúng. Nhu cầu khách hàng vẫn yếu nên các công ty đã giảm sản lượng tương ứng. Bức tranh việc làm đặc biệt đáng lo ngại khi tỷ lệ mất việc cao thứ nhì trong chín năm rưỡi thu thập dữ liệu. Các công ty vẫn hy vọng virus có thể lại được kiểm soát để sự phục hồi có được trong tháng 6 tiếp tục diễn ra”.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam (The Nikkei Vietnam Manufacturing PMI) dựa theo dữ liệu khảo sát hàng tháng được gửi đến các nhà quản trị mua hàng của hơn 400 doanh nghiệp ngành công nghiệp (industrial companies). Bảng dữ liệu được phân loại theo GDP và quy mô lực lượng lao động doanh nghiệp. Lĩnh vực sản xuất (manufacturing sector) được chia thành 8 mảng: Kim loại (basic metals), hóa chất và nhựa (chemicals & plastics), điện và quang học (electrical & optical), thực phẩm và đồ uống (food & drink), kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering), dệt và may mặc (textiles & clothing), giấy và gỗ (timber & paper), vận chuyển (transport).

Gia Nghi

FILI

Các tin tức khác

>   Chờ hiệu quả gói hỗ trợ thứ 2 (25/08/2020)

>   Đề xuất phát triển TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế (24/08/2020)

>   Chính phủ nên ưu tiên hỗ trợ ai trong Covid-19? (24/08/2020)

>   WB: Việt Nam có tên trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất (22/08/2020)

>   Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo 31 cơ quan, 13 địa phương phải giải ngân hết vốn đầu tư công năm 2020 (21/08/2020)

>   Thủ tướng: 'Không thể khoanh tay đứng nhìn khó khăn của người dân, doanh nghiệp' (20/08/2020)

>   VDSC: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ quanh ngưỡng 2% (19/08/2020)

>   Đánh giá lại các gói hỗ trợ, thiết kế chính sách kinh tế phù hợp hơn (17/08/2020)

>   Thủ tướng: Xây dựng chiến lược chống dịch hiệu quả cả về kinh tế và y tế (13/08/2020)

>   Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA (11/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật