Thứ Ba, 01/09/2020 17:00

Nợ của doanh nghiệp Mỹ tăng lên 10.5 ngàn tỷ đô, cao kỷ lục

Các doanh nghiệp Mỹ hiện nợ tới 10.5 ngàn tỷ USD dưới dạng trái phiếu hoặc các khoản vay, tăng gấp 30 lần so với thời điểm 50 năm trước, dựa trên báo cáo mới của BofA Global Research.

Cho tới nay, khoản nợ lớn nhất thuộc về các công ty Mỹ có xếp hạng tín dụng cao trong “hạng đầu tư” (investment-grade), từ AAA đến BBB. Tổng giá trị các khoản vay trong phân khúc này đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua, lên khoảng 7,200 tỷ USD.

Xếp hạng tín nhiệm cao hơn sẽ là một điều kiện tốt đối với các chủ nợ, nhất là nếu hoạt động của các doanh nghiệp Mỹ diễn ra như các nhà đầu tư mong đợi và họ bắt đầu trả nợ khi mối đe dọa từ đại dịch COVID-19 được kiểm soát tốt hơn, nền kinh tế phục hồi và lợi nhuận doanh nghiệp tăng trở lại.

Tuy nhiên, một nửa số nợ của các doanh nghiệp được xếp ở hạng đầu tư (investment-grade), tương đương 3,600 tỷ USD, thuộc về các doanh nghiệp có mức xếp hạng tín dụng sát ngưỡng BBB, chỉ cách vài bậc so với cấp đánh giá “đầu cơ” hoặc "không đáng đầu tư".

Mối lo ngại lâu nay của các nhà đầu tư là suy thoái kinh tế hoặc chu kỳ hạ bậc xếp hạng tín dụng của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm, vì nó có thể tác động đến thị trường “trái phiếu rác” (junk-bond market).

Dĩ nhiên, triển vọng về nợ doanh nghiệp đã tươi sáng hơn kể từ tháng 3/2020, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tung ra hàng loạt chương trình cứu trợ khẩn cấp để giữ dòng tín dụng tiếp tục lưu thông trong giai đoạn dịch bệnh, trong đó bao gồm việc Fed lần đầu tiên mua trái phiếu doanh nghiệp.

Kết quả là dòng vốn bắt đầu chảy vào thị trường nợ của doanh nghiệp Mỹ, trong đó bao gồm lượng vốn của nhà đầu tư cá nhân vào các quỹ trái phiếu và quỹ ETF, cũng như dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm kênh có lợi suất cao.

Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ bức tranh trái phiếu doanh nghiệp Mỹ tính tới quý 1/2020.

Lưu ý rằng, biểu đồ trên chưa bao gồm lượng nợ mới của các công ty Mỹ trong quý 2/2020, giai đoạn đại dịch Covid-19 ập đến và các doanh nghiệp tăng tích trữ tiền để dành cho những ngày khó khăn.

Trước đó trong năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài là khối nắm giữ nợ của doanh nghiệp Mỹ lớn nhất với 27%. Tiếp đến là các quỹ đầu tư với 22%, bao gồm các quỹ ETF.

Vũ Hạo (Theo MarketWatch)

FILI

Các tin tức khác

>   Nhật Bản, Australia, Ấn Độ hợp tác tăng chuỗi cung ứng trong đại dịch (01/09/2020)

>   Thương mại toàn cầu hồi phục nhanh hơn so với thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính năm 2008 (01/09/2020)

>   Kinh tế nhiều nước châu Âu đồng loạt suy giảm trầm trọng (01/09/2020)

>   GDP Ấn Độ giảm kỷ lục 23,9% (01/09/2020)

>   Nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc 'chia đôi' kinh tế Australia (01/09/2020)

>   Mỹ 'tuyên án tử hình' Huawei, nền kinh tế Thâm Quyến sẽ lao đao (31/08/2020)

>   WTO đối mặt khó khăn sau khi ông Azevedo rời vị trí 'thuyền trưởng' (31/08/2020)

>   Thâm Quyến sẽ áp dụng luật cho phép cá nhân tuyên bố phá sản từ ngày 01/03/2021 (31/08/2020)

>   Trung Quốc phê duyệt khẩn cấp thêm vaccine Covid-19 (31/08/2020)

>   Kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi theo hình chữ U hay W? (31/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật