Thứ Ba, 22/09/2020 16:15

Đáp trả lại Mỹ, Trung Quốc công bố thông tin chi tiết về danh sách đen

Bằng cách tung ra thông tin về "danh sách thực thể không đáng tin", Chính phủ Trung Quốc đang gia tăng áp lực đối với các doanh nghiệp nước ngoài giữa lúc Nhà Trắng tiếp tục nhắm tới một vài gã khổng lồ công nghệ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bộ Thương mại Trung Quốc công bố các điều khoản của “danh sách thực thể không đáng tin” vào cuối tuần trước. Những từ ngữ có vẻ mơ hồ từ tài liệu của Trung Quốc cũng tương tự với danh sách thực thể của Bộ Thương mại Mỹ - trong đó hạn chế các công ty có tên trong danh sách tiếp cận tới các hàng hóa có nguồn gốc từ Mỹ.

Zhong Shan, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc

“Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ đề cập ít nhất 1 công ty Mỹ vào danh sách thực thể từ đây cho tới cuối năm 2020 – thậm chí có thể thêm trong vài ngày tới. Tuy vậy, họ sẽ sử dụng công cụ này để nhắm tới một mục tiêu cụ thể, nhất là trong giai đoạn đầu”, Michael Hirson, người đứng đầu khu vực Trung Quốc và Bắc Á tại công ty tư vấn Eurasia Group, cho biết trong báo cáo công bố ngày thứ Hai (21/09).

“Việc tung ra danh sách thực thể không đáng tin cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan của các tập đoàn đa quốc gia tại Trung Quốc. Họ bị kẹp chặt giữa sức mạnh pháp lý, chính trị từ phía Mỹ và các đồng minh phương Tây và bên còn lại là Trung Quốc”, ông nói.

Lần đầu tiên mà Bộ Thương mại Trung Quốc tiết lộ thông tin về danh sách thực thể không đáng tin là vào tháng 5/2019. Động thái này được đưa ra ngay sau khi chính quyền Mỹ nói sẽ thêm Huawei vào danh sách đen về thương mại – tức cấm Công ty này nhập hàng từ các nhà cung ứng của Mỹ.

Các điều khoản của danh sách thực thể không đáng tin được Trung Quốc công bố vào ngày 19/09 đưa ra những hậu quả dành cho những thực thể nước ngoài (công ty, tổ chức hoặc cá nhân) bị xem là mối nguy tới “chủ quyền, an ninh hoặc lợi ích phát triển của Trung Quốc”, theo thông tin trên trang web của Bộ Thương mại Trung Quốc.

Các cơ quan chức trách cũng có thể thêm thực thể nước ngoài vào danh sách nếu họ tạm ngưng các “giao dịch bình thường” hoặc thực hiện “biện pháp phân biệt đối xử” với thực thể Trung Quốc. Đây là điều vi phạm đến nguyên tắc giao dịch bình thường trên thị trường và gây thiệt hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty, tổ chức hoặc cá nhân tại Trung Quốc, theo tài liệu.

Các thực thể bị thêm vào danh sách có thể bị hạn chế hoặc cấm giao dịch, đầu tư và đi du lịch hoặc làm việc tại Trung Quốc.

Trung Quốc đưa ra "danh sách thực thể không đáng tin" sau khi Bộ Thương mại Mỹ tiết lộ lệnh cấm sử dụng WeChat và TikTok tại Mỹ.

Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết danh sách thực thể không đáng tin sẽ không nhắm tới một quốc gia hoặc thực thể cụ thể. Tuyên bố khác từ cơ quan này cho biết Trung Quốc vẫn hoan nghênh các khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và các doanh nghiệp nước ngoài – vốn là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế nước này.

“Các quy định về danh sách thực thể không đáng tin cho phép cơ quan chức trách Trung Quốc khả năng tự quyết trên diện rộng”, Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Trung cho biết. “Các công ty ngày càng bị ép chặt giữa gọng kìm Mỹ-Trung, trong đó việc tuân thủ theo quy định của một bên có thể vi phạm quy định của bên còn lại”.

Joerg Wuttke, Chủ tịch của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc, nói với CNBC rằng: “Những từ ngữ mơ hồ từ tài liệu này sẽ khiến nhiều chuyên gia cảm thấy lúng túng. Tuy nhiên, chúng được đưa ra ngay thời điểm các công ty châu Âu tại Trung Quốc đang lo ngại bị trở thành mục tiêu kế tiếp trong các cuộc xung đột trong tương lai”.

Các công ty nào có thể bị thêm vào danh sách?

Trong báo cáo của Eurasia, Hirson cho biết động thái từ Trung Quốc nhiều khả năng tập trung vào các sản phẩm đang có một đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc, đồng thời tránh gây gián đoạn việc nhập khẩu các sản phẩm cần cho ngành công nghệ Trung Quốc.

Theo Eurasia, các mục tiêu khả dĩ bao gồm: Cisco, Dell/EMC, HP, Lockheed Martin, Rockwell Collins.

Tác động lâu dài

Căng thẳng giữa hai siêu cường lớn nhất thế giới đã leo thang trong 2 năm qua, khởi đầu từ thương mại và nay đã lan sang công nghệ cũng như tài chính. Nhiều chuyên viên phân tích kỳ vọng Mỹ sẽ gia tăng áp lực lên Trung Quốc trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020. Tuy nhiên, việc ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden thắng cử cũng khó xoa dịu mối quan hệ song phương quá nhiều.

“Mục tiêu chiến lược của Mỹ là sử dụng giai đoạn 5 năm tới để đánh bại các công ty Trung Quốc, cho phép công ty Mỹ nhanh chóng bắt kịp hoặc vượt mặt Trung Quốc”, Wei Jianguo, từng là Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc, cho biết trong một diễn đàn trực tuyến diễn ra vào ngày 21/09.

“Việc cắt nguồn cung bán dẫn và cấm TikTok chỉ mới là bước khởi đầu của nước Mỹ”, ông Wei nói. “Do đó, chúng ta buộc phải chuẩn bị tâm lý trong dài hạn”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Vắc xin Covid-19: Nga nhận đề nghị cung cấp 1,2 tỉ liều, hãng Trung Quốc hạ giá (22/09/2020)

>   Trung Quốc có thể không duyệt thỏa thuận TikTok (22/09/2020)

>   Fed: Kinh tế Mỹ sẽ chỉ phục hồi khi người dân cảm thấy an toàn (22/09/2020)

>   Vaccine Covid-19 Trung Quốc sẽ có giá 88 USD (22/09/2020)

>   Châu Âu có thể áp thêm biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 vì số ca nhiễm tăng mạnh (21/09/2020)

>   Nỗi ám ảnh Covid-19 trở lại, chứng khoán Mỹ và châu Âu bị bán tháo, Dow Jones ‘bốc hơi’ 700 điểm (21/09/2020)

>   Tây Ban Nha đau đầu nghĩ cách tiêu tiền (21/09/2020)

>   Thương mại toàn cầu hồi phục, nhiều nước ghi nhận số đơn hàng xuất khẩu tăng trưởng trở lại (21/09/2020)

>   Giới trung lưu Trung Quốc bán tháo bất động sản ở Malaysia (21/09/2020)

>   Chủ nghĩa bảo hộ có thể khiến kinh tế thế giới mất 10 ngàn tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 (21/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật