Thứ Năm, 20/08/2020 06:45

Trung Quốc điều chỉnh chiến lược sản xuất và chính sách lao động trong tình hình mới

Đại dịch COVID-19, tranh chấp thương mại với Mỹ, giảm đơn đặt hàng xuất khẩu - tất cả những yếu tố này đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phải nộp đơn xin phá sản.

Cảnh vắng vẻ trên một đường phố ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 31/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Chính sách thúc đẩy lao động nông thôn

Trong bối cảnh đó những người di cư lao động Trung Quốc bị mất việc hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện tại, không có thống kê chính thức về số lượng các nhà máy đóng cửa trong nửa đầu năm 2020, nhưng một số công ty tài chính Trung Quốc đã đưa ra tính toán sơ bộ.

Công ty SCMP, khi đề cập đến việc đóng cửa một nhà máy ở tỉnh Quảng Đông, cho biết dịch bệnh khiến các cửa hàng, khách sạn nhỏ và ký túc xá, quán ăn gần đó bị ảnh hưởng bởi các hoạt động và thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào công nhân làm việc tại nhà máy này. Những người lao động di cư kéo thành hàng dài đi về quê của họ.

Theo thống kê chính thức, vào tháng Sáu, tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố của Trung Quốc là 5,7%, con số này đã được cải thiện một chút kể từ tháng Hai năm nay, khi dịch bệnh ở mức đỉnh điểm.

Cuối năm 2019, có hơn 774 triệu người có việc làm ở Trung Quốc, trong đó hơn 290 triệu người là người di cư lao động từ các làng quê. Cuối quý II năm nay, con số này giảm xuống còn hơn 177 triệu người.

Dòng dân cư đổ về nông thôn, bắt đầu xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, đã tạo ra một cơ hội bất ngờ cho chính phủ để tập trung chặt chẽ hơn vào sự phát triển của các khu vực nông thôn và tạo việc làm ở đó.

Tuần trước, Bộ Lao động và an sinh xã hội Trung Quốc công bố việc bắt đầu các hoạt động hỗ trợ lao động nhập cư bị mất việc làm, đặc biệt tập trung vào khuyến khích việc làm ở nông thôn.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giám đốc Viện Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Hiện đại hóa Trung Quốc thuộc Đại học Kinh tế đối ngoại và thương mại Wang Zhimin lưu ý, hiện nay trên cơ sở củng cố vị thế của làng xã, một xu hướng tích cực đã xuất hiện trong việc hình thành cân bằng xã hội ở Trung Quốc.

Chuyên gia này nói: “Trên thực tế, trong nhiều năm, Trung Quốc đã vận động người di cư từ các làng quê trở về nhà và mở hoạt động kinh doanh ở đó, vì ở nhiều làng quê, thậm chí thị trấn nhỏ đang xảy ra tình trạng thiếu lao động trẻ.

Trong tình hình đó, Trung Quốc khó có thể bộc lộ hết khả năng của mình. Đây là một vấn đề không thể giải quyết nhanh chóng, và cuối cùng, nếu tất cả người dân đều tập trung ở các thành phố, đặc biệt là các đô thị lớn, sẽ kéo theo một số vấn đề khác.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lưu ý rằng mâu thuẫn chính trong xã hội Trung Quốc hiện nay nằm ở mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng về một cuộc sống tốt hơn và sự phát triển không cân đối với nhu cầu.

Sự phát triển không cân bằng là sự chênh lệch mức sống giữa các thành phần dân cư khác nhau, đặc biệt là theo vùng và  cũng là câu hỏi về sự khác biệt giữa nông thôn và thành phố.

Đây không chỉ là sự kết thúc của kỷ nguyên lao động di cư mà là một quá trình chuyển đổi và có xu hướng phát triển. Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chiến lược này từ lâu, trong tình hình hiện nay có thể đạt được sự phát triển cân bằng và toàn diện của xã hội Trung Quốc, cũng như giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế Trung Quốc.

Để đạt được sự phát triển kinh tế, cần phải kích thích tiêu dùng, giải quyết vấn đề việc làm trong các làng xã và các thị trấn nhỏ, và sử dụng tất cả các nguồn lực của những nơi này.

Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình xung đột thương mại với Mỹ đã làm gia tăng áp lực địa kinh tế và địa chính trị đối với các khu vực phía Đông của Trung Quốc, vì vậy chính phủ cần tìm ra những cách tiếp cận mới ở đây. Trong báo cáo hàng năm mới nhất của chính phủ, một mô hình phát triển mới đã được đề xuất, được gọi là “tuần hoàn kép”.

Thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế

Trung Quốc bắt đầu thực hiện chuyển đổi cơ cấu mô hình kinh tế quốc doanh từ vài năm trước. Mục tiêu chính là định hướng lại nền kinh tế từ xuất khẩu sang một nền kinh tế dựa trên các động lực mạnh mẽ trong nước, bao gồm cả tiêu dùng nội địa.

Với sự bùng nổ của đại dịch, thuật ngữ “tuần hoàn kép” ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong chương trình nghị sự kinh tế Trung Quốc và trong các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo.

Ví dụ, vào cuối tháng Bảy, trong bài phát biểu trước các cuộc họp và đại hội của chính phủ về kế hoạch khôi phục nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch, Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa kêu gọi cải cách kích cầu trong nước, khi đề cập đến khái niệm này.

Có ý kiến giữa các nhà kinh tế cho rằng tình trạng mất việc làm tại các nhà máy hiện nay là kết quả tiêu cực của chính sách kinh tế nhằm vào tiêu dùng nội địa.

Theo những người có chung quan điểm này, việc các nhà máy đóng cửa phản ánh sự chênh lệch giữa khả năng tiêu dùng và sản lượng trong bối cảnh xuất khẩu bị hạn chế. Nhưng có phải chỉ xuất khẩu mới có thể nâng cao mức sống và cơ hội tiêu dùng của người dân?

Ông Wang Zhimin giải thích, mọi người ngày càng chú ý nhiều hơn đến một mô hình phát triển kinh tế mới, đó là tạo ra cái gọi là lưu thông nội địa và nội-ngoại thương. Có thể nói, những năm gần đây Trung Quốc ngày càng ít phụ thuộc vào ngoại thương. Nếu 15 năm trước, thu nhập từ ngoại thương và xuất khẩu đóng góp tới 66% GDP thì con số này hiện nay vào khoảng 32% GDP.

Trung Quốc là một thị trường khổng lồ và tiêu thụ nội địa cũng đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vì vậy đây sẽ sớm trở thành một thị trường lớn nhất thế giới. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ được kích thích nếu sử dụng hết tiềm năng của thị trường nội địa. Giải quyết mâu thuẫn chính trong xã hội, nâng cao mức thu nhập của tầng lớp trung lưu và thấp hơn cũng có thể giúp kích thích tiêu dùng.

Trung Quốc không còn là “công xưởng thế giới”?

Theo chuyên gia này, việc chuyển đổi mô hình kinh tế đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến vai trò “công xưởng thế giới” được giao cho Trung Quốc, nhất là trong thời kỳ đại dịch.

Ông Wang Zhimin cho rằng, thay đổi phải phù hợp với xu hướng, đại dịch đã mang lại cho Trung Quốc những cơ hội lớn để chuyển đổi có thể giải quyết vấn đề phát triển mất cân đối. Nhưng Trung Quốc sẽ không ngừng là “công xưởng thế giới”, mặc dù điều này sẽ không phải là mãi mãi.

Các dự đoán bắt đầu xuất hiện trên truyền thông về việc nước nào sẽ thay thế Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới”.

Ví dụ, Global Times đã xuất bản một bài báo phân tích về tham vọng trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn còn phải vượt qua một chặng đường dài để phát triển theo hướng này, còn quá sớm để nói về một sự thay đổi vị trí.

Bnews

Các tin tức khác

>   Cựu thứ trưởng ngoại giao: ASEAN đang đối diện ba thách thức lớn (19/08/2020)

>   Doanh nghiệp Mỹ và châu Âu phải tốn 1,000 tỷ USD để chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc (19/08/2020)

>   Những doanh nhân Mỹ khó tìm đường về Trung Quốc (19/08/2020)

>   Trump hủy đàm phán thương mại với Trung Quốc (19/08/2020)

>   Các nền kinh tế hàng đầu ASEAN tăng trưởng âm trong năm 2020 (19/08/2020)

>   Hãng xe đạp lớn nhất thế giới sản xuất không kịp bán mùa dịch (19/08/2020)

>   5 bài học lớn từ các đại dịch trong lịch sử (18/08/2020)

>   Bloomberg: Oracle muốn mua TikTok (18/08/2020)

>   Thai Airways thua lỗ 900 triệu USD trong 6 tháng đầu năm (18/08/2020)

>   Singapore bơm thêm 5,8 tỷ USD cứu kinh tế (18/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật